Page 145 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 145

hương cắm theo thứ tự hướng thời gian, que thứ nhất cắm ở vị trí 1  giờ,  khi cắm thì
   đọc “niên  niên thị hảo niên”, tức mỗi năm đểu là  năm tốt; que thứ hai cắm ỏ vị trí 2
   giờ, khi cắm đọc “nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, tức mỗi tháng đều là tháng tốt; cây
   thứ ba cắm ỏ vị trí 3 giờ,  khi cắm đọc “nhật nhật thị hảo nhật", tức mỗi ngày đều là

   ngày tốt; cây thứ tư cắm ỏ vị trí 4 giờ, khi cắm đọc “thời thời vị hảo thời”, tức mỗi giờ
   đều là giờ tốt; cứ tuần tự như vậy cho đến thời điểm vị trí 12 giờ. Các vị trí bài vị, bát
   hương của tổ tiên và bà tổ cô cũng làm như vậy.

       Trên  đây  là  tập  tục  của  người  xưa  ghi  chép  lại  trong  các  thư tịch  cổ,  những
   công  việc  tỉ  mỉ  khi  chăm  sóc  bàn  thờ  gia  tiên  cũng  là  cách  để  tăng  thêm  phần
   không khí ngày Tết.




   12.  PHONG TỤC CÚNG TẾT CỦA NGƯỜI THEO ĐẠO KITÔ

       Dù  theo bất kỳ tôn  giáo  nào,  việc thờ  phụng Tổ tiên vẫn  không  bao giờ thiếu.
   Trong căn nhà của mỗi gia đình nơi trang trọng ở chính giữa đều có bàn thờ ông bà
   tiên  tổ.  Trên  bàn  thờ  bày  linh  vị,  chân  dung  người  đã  khuất  cùng  những  đồ  thờ.
   Những nhà  khá giả, trên cao treo hoành phi câu đối.  Người theo đạo Kitô dưới bàn
   thờ  Chúa vẫn  có  bàn thờ tiên tổ;  ngày giỗ Tết đều  hương  khói  nghi  ngút.  Người đi
   xa về  nhớ  đến  tổ  tiên  thắp  nén  hương  trước  bàn  thờ  tỏ  lòng thành  kính.  Nhà  mới
   sinh cháu bé, con cháu học hành thi cử, thắp hương trình tổ. Ngày giỗ thầy, học trò
   cũ  đến thắp  nén  hương thơm.  Ngày giỗ tổ, con cháu dù  ở xa mấy vẫn thu xếp tàu
   xe kịp về; trường hợp không về được thì ân hận mãi, đành cúng bái vọng.  Ngày kỷ
   niệm  thương  binh  liệt  sĩ,  thân  nhân,  tổ  chức  chính  quyển  và  đoàn  thể,  đồng  bào,
   đồng chí thắp hương trên đài Liệt sĩ.

       Việc cúng bái thờ phụng là để thỏa nguyện tâm linh, tri ân cha mẹ, ông bà, tiên
   tổ, những người xa vắng đã một thời dày công sinh thành dưỡng dục con cháu, xây
   đắp  cơ  nghiệp  với  tâm  nguyện  “uống  nước  nhớ  nguồn”.  Nhờ  tổ  tiên  tu  nhân,  tích
   đức mà ngày nay con cháu được hiển vinh.

       Thờ phụng, cúng bái nằm trong đạo Hiếu. Cúng bái cốt ở thành tâm không bày
   vẽ,  hình  thức.  Khi  cha  mẹ,  ông  bà  còn  sống  đối  đãi  bạc tình,  khi  qua  đời  bày vẽ
   cúng  bái  mâm  cao  cỗ  đầy chỉ là  giả  dối  che  mắt thế gian!  Xưa  giầu,  cúng thì  mổ
   lợn, bò linh đình, nghèo thì bát cơm quả trứng, đĩa rau, đĩa muối.

       Ngày Tết,  trên  bàn  thờ  trang  hoàng  không  thể  thiếu  mâm  ngũ  quả  tròn  trăn,
   ngọt thơm, đầy hương vị,  màu sắc “Ngũ  hành” cầu ước cho một năm no lành,  hạnh
   phúc.

       Ngày  giỗ,  cúng  hương  đèn,  trầu,  nước,  hoa  quả,  thực  phẩm,  ngũ  cốc,  những
   sản vật làm  ra từ đồng ruộng, vườn trái. Cúng của ngon vật lạ,  nhưng bao giờ cũng
   có  một  mâm  cơm  canh,  một  quả  trứng  luộc  để  bày tỏ  lòng  thành.  Ngày  đầu  hè

                                                                                          147
   140   141   142   143   144   145   146   147   148   149   150