Page 146 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 146

cúng trái chín đẩu mùa. Ngày gặt lúa cúng bát cơm mới. Ngày tuần tiết cúng hương
           đăng, phẩm quả. Có câu: “giầu một bó, khó một nén”.
                Ngày giỗ  Tết,  trước  bàn  thờ  Tiên  tổ,  khói  hương  tỏa  ngát,  con  cháu  sum  họp
           đầm ấm, lầm rầm khấn vái, hướng về  nguồn cội, để lòng tĩnh lặng, suy ngẫm công
           đức cao dày của tiền  nhân, tự vấn  lòng  minh  những  ngày tháng qua đã có  điểu  gì

           không  đúng;  tâm  nguyện  phải  sống thế  nào cho  phải  đạo.  Giây phút thiêng  liêng
           giao cảm giữa người đang sống và người đã khuất trong cõi tâm  linh lắng sâu trong

           mỗi con  người.  Như thấy Tổ tiên trên cao chứng giám, dõi theo từng  bước đi  “họa,
           phúc” của con cháu, tiếp thêm  sức mạnh cho những chặng đường.  Dưới  bóng tiên
           tổ, cha con, chồng vỢ, anh em quây quần ôn lại công đức tổ tông, cùng nhau hưởng
           thụ  lộc  lễ,  chuyện  trò  vui  vẻ,  giúp  nhau  gỡ  khúc  mắc  trong  cuộc  sống.  Gia  đình
           đoàn tụ, già trẻ trên dưới một lòng.

                Ngày giỗ Tết,  ngày hội  ngộ  giáo dục truyền thống  gia đình.  Kỷ  cương,  trật tự,
           nền  nếp  gia  phong  từ  đó  mà  thêm  bền  chắc.  Nên  chăng  các  bậc  huynh  trưởng
           trong mỗi gia đình, tộc trưỏng trong mỗi dòng họ duy trì thờ cúng Tổ tiên thành kính,
           thanh  tịnh  theo  nể  nếp  văn  hóa  mới  gọn  nhẹ  mà  không  giản  đơn,  chu  đáo  mà
           không  bày vẽ  để  những  ngày giỗ Tết trỗ thành  ngày lễ  tri  ân  Tiên  tổ và  giáo  dục
           truyền thống gia đình.




           13.  TẬP TỤC CÚNG TRONG  LỄ CÚNG ĐƯA

                Với quan  niệm  "Âm  dương dị đổng  nhất lý"  nên đã có  mời thì phải có đưa mới
           đúng  lễ.  Nếu  như lễ  cúng vào chiều  ba  mươi  Tết với ý  nghĩa  là  mời tổ tiên  về  ăn
           Tết, thì  lễ  cúng vào  ngày  mùng  ba để tiễn  đưa các  cụ  trỏ  lại  thế giới  bên  kia.  Lễ
           phẩm cũng chỉ là  những thứ đã từng bày biện trong  ba ngày Tết,  có  nhà thêm  đĩa
           xôi, con gà, còn hương, hoa, trầu cau đều thay mới. Trong lời khấn, gia chủ cần chú
           ý ba điểu: cảm tạ tổ tiên đã về với con cháu; nay tiễn đưa, mong các cụ  phù  hộ cho
           con cháu; trong ba ngày Tết, con cháu có gì khiếm khuyết, xin các cụ tha thứ.

                Cúng đưa xong  là  làm  lễ  hóa vàng  mã.  Vàng,  mã  làm  bằng  giấy,  tượng trưng
           cho đổ  dùng  của  người  đã  khuất  lúc  sinh  thời.  Nhân  ngày Tết,  dể  biểu  hiện  lòng
           hiếu thảo của mình, con cháu đã mua sắm  những thứ đó để tổ tiên dùng.  Người ta
           hóa vàng ỏ  giữa sân  hoặc ở  một góc vườn  sạch  sẽ; thắp  hương  biện  lễ,  rồi  châm
           lửa  đốt  cho  đến  lúc  tất  cả  đều  cháy  hết  là  xong.  Nhà  nào  cẩn  thận  thì  mời  thầy
           cúng đến làm lễ trước lúc hóa.




           14.  TẬP TỤC CÚNG  LỄ  RAM THÁNG GIÊNG


               Theo các tài  liệu  của Trung  Hoa thì  ngày  rằm  tháng  giêng  là  tháng  đầu  năm,

           148
   141   142   143   144   145   146   147   148   149   150   151