Page 151 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 151

19.  TẬP TỤC THỜ CÚNG TRONG TẾT ĐOAN NGỌ


         Cũng giống  như đầu  năm  mới, đầu  mùa hè theo quan  niệm của người  phương
    Đông  là thời  kỳ giao thời, chuyển tiếp của sinh  khí, thời gian  luân đổi âm -  dương.
    Vì  vậy,  lễ  tiết  mùa  hè  thể  hiện  ý  nguyện  cân  bằng  thiên  nhiên,  xua  đi  những  gì
    bệnh  tật,  chết  chóc,  hướng  tới  một  mùa  gặt  hái  bội  thu.  Ngày  lễ  tiết  đầu  tiên  và
    quan trọng nhất của mùa hè là ngày Tết Đoan ngọ.
         Tiết Đoan  ngọ còn gọi  là tiết Đoan dương. Đó là thời khắc giữa trưa (giờ  Ngọ).
    Dương  là  mặt trời,  là  khí dương.  Đoan  dương  nghĩa  là  bắt đầu  lúc  khí dương  đang
    thịnh.


         Theo quan  niệm của người xưa, sâu bọ thường ẩn sống trong bộ  máy tiêu  hóa
    của con  người và  nó chỉ lộ diện vào ngày 5/5 âm  lịch,  nên phải  làm  lễ  giết sâu  bọ
    vào ngày này.
         Tết  Đoan  ngọ,  với  những  nghi  thức  tập  tục độc  đáo,  những  lễ  vật dâng  cúng
    Gia thần, Gia tiên trong ngày lễ  này gắn với mảnh đất, con  người  nhiệt đới phương
    Nam:  Một  quả  dưa  hấu,  quả  mít,  khế,  mận,  đào...  đầu  mùa,  cùng  các  món  ăn
    truyền  thống  như:  rượu  nếp,  bánh  đa,  cháo  chè  kê...  là  những  thứ  do  người  nông
    dân  làm  ra,  vừa tinh  khiết,  vừa đậm  đà,  vừa gắn  bó tình  người với thiên  nhiên,  đã
    làm tăng thêm ý nghĩa nhân văn cho ngày Tết.




    20.  NHỮNG TỤC LỆ THỜ CÚNG VÀO DỊP TẾT ĐOAN  NGỌ


         Trước ngày Tết, người ta mua rất nhiều trái cây để cúng và ăn. Hầu hết mọi gia
    đình cũng mua hoặc làm rượu nếp, bánh tro.

         Tết Đoan  ngọ  là dịp người ta thường ăn Tết ỏ nhà với gia đình.  Buổi sáng sớm
    ngày Tết Đoan ngọ người ta ăn bánh tro, trái cây, và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh
    tật trong người. Thường lệ người ta ăn rượu nếp tức thì sau khi họ ngủ dậy.

         Người ta cúng lễ cho một tiết mới, mừng sự trong sáng và quang đãng. Vì ngày
    này, theo quan niệm dân gian, khí dương mạnh nhất trong năm, người ta cúng lễ để
    cầu an. Cũng theo quan niệm đó, các loại cây lá hái trong thời gian này có tác dụng
    chữa bệnh tốt nhất nên các thầy thuốc Đông Y thường lên núi hái thuốc.

         Theo  học thuyết âm  dương  Ngũ  hành,  Ngọ  được xếp vào quẻ  Ly,  thuộc  hành
    Hỏa. Trong  một  ngày,  dương  khí cao nhất là  giờ  Ngọ. Trong  một tháng,  dương  khí
    cao  nhất  vào  những  ngày  Ngọ,  nhất  là  ngày  Ngọ  thượng  tuẩn  đầu  tháng.  Trong
    năm, dương khí cao nhất vào tháng Ngọ.  Như vậy, dương khí đạt cực điểm vào giờ
    Ngọ của ngày Ngọ đầu tiên trong tháng Ngọ.

                                                                                           153
   146   147   148   149   150   151   152   153   154   155   156