Page 154 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 154

lãng phí vô ích thì các cụ chắc cũng chẳng bằng lòng.

             Nhân dịp này các chùa cũng thường tổ chức dâng  hưđng,  cầu siêu cho những
         người đã khuất. Các gia đình Việt Nam thì nhà nào cũng cúng gia tiên tại nhà.

             Khác với lúc cúng giao thừa trong Tết Nguyên đán. Vì cúng  giao thừa thì cúng
         từ  ngoài  sân,  rồi  mới  vào cúng trong  nhà;  còn  cúng Tết Trung  nguyên  rằm  tháng
         bảy  lại  cúng  từ  trong  nhà  trước,  rồi  mới  cúng  ra  ngoài  trời.  Có  nghĩa  là  cúng  gia
         thần, gia tiên trước và cuối cùng mới cúng chúng sinh. Cúng chúng sinh  là thể hiện
         đạo đức từ bi của con người nhân dịp xá tội vong nhân.
             Khi thực thi nghi lễ cúng Tết Trung nguyên cần chú ý:

             Nếu viết văn  khấn  ra giấy để đọc, thì  ngay sau  khi  đọc xong thì đốt (hóa)  văn
         khấn.

             Cuối tuần hương, thắp thêm một tuần hương tiếp rồi hóa các đồ dâng cúng.

             Các đồ  mã cần được chia ra làm  nhiều  lễ  cho mỗi vong linh của gia đình.  Nếu
         để chung thì phải ghi rõ  họ tên của mỗi vong linh vào đồ  lễ và khấn mỗi  lần  hóa lễ
         như sau:

             “Con  xin  thiêu  hóa vàng,  tiền,  quần  áo...  Thỉnh  vong  linh...  nhận  chút  lễ  bạc.
         Thành tâm kính cáo Tôn Thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.




         22.  NGUỒN  GỐC  TỤC  THỜ  CÚNG  CỦA  LỄ  vu  LAN  BÁO  HlẾU
            CHA MẸ


             Vu  lan  hay Vu  lan  Bồn  là  phiên  âm  từ tiếng  Phạn  Ullambana,  dịch  sang  tiếng
         Hán Việt là Giải Đảo Huyền, nghĩa là cỏi trói cho người bị treo ngược. Đảo Huyền là
         hình  phạt đau  khổ  nhất  cho  loài  ngạ  quỉ (quỉ đói).  Người  bị  treo  ngược  không  hể
         được ăn uống nên bị đói khát giày vò suốt ngày rất đau khổ. Vì thế,  Ullambana hay
         Giải Đảo Huyền có nghĩa cứu vớt những vong hổn đang  phải chịu  những  hình  phạt
         đau  đớn  vì  nghiệp  chướng  do  mình  gây  nên  khi  còn  ở  trần  gian.  Vì  thế,  lễ  Vu  lan
         còn gọi là lễ Xá Tội Vong Nhân.

             Tương truyền,  lễ  Vu  lan có  nguồn gốc từ Đức  Phật,  khi  Ngài chỉ cho đệ tử của
         Ngài là Mục Kiền  Liên (Maudgalyayana) cách cứu mẹ  mình khỏi hình phạt của kiếp
         ngạ  quỉ.  về  sau,  các  Phật tử  cũng  áp  dụng  phương  cách  đó  để  cứu  những  vong
         hồn thân nhân của mình.

             Kinh  Vu lan (Ullambanapatra-sutra) chép rằng:

             Mục  Kiền  Liên,  một trong  những vị  đại  đệ  tử của  Phật,  nổi tiếng  nhất về  lòng
         hiếu thảo và về thần thông,  sau  khi chứng  quả  La Hán,  bèn  nhớ  đến  công ơn  cha


         156
   149   150   151   152   153   154   155   156   157   158   159