Page 157 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 157

Tụng kinh Vu  lan xong, các tăng ni được mời sang phòng Thọ Trai ăn  một bữa
    cơm chay. Bất kỳ ai có mặt tại đó, dù  không phải là  Phật tử, nếu  muốn, đều có thể
    cùng dùng bữa với các tăng ni. Sau lễ thọ trai, là nghi thức cúng đường còn gọi là lễ
    Tạ  Pháp cũng tại  phòng  đó.  Các tăng  ni  được các  Phật tử cúng đường  mỗi  người
    một gói.  Trong  gói  đó  có  thể  là  quần  áo,  mùng  mền,  thuốc  men,  thực  phẩm,  tiền
    bạc, hay những đồ vật thường dùng. Sau khi vị thượng tọa đại diện cho các tăng ni
    được cúng đường cám ơn các  Phật tử,  lễ  Vu  lan chấm dứt. Tất cả  mọi  người  ra về
    trong bầu khí tưng bừng vui vẻ. Buổi lễ kéo dài từ 11  giờ trưa đến tới 1  giờ chiểu.

         Những tăng ni được cúng đường thường là những vị có uy tín, được các Phật tử
    yêu  mến,  ở  những  vùng  chung  quanh,  cũng  có  khi  ỏ  những  tỉnh  xa được  mời  tới.
    Những quà tặng đó  là do các Phật tử tùy lòng hảo tâm đóng góp. Ý  nghĩa của việc
    cúng  đường  là  để  tỏ  lòng  biết  ơn  đối  với  Tam  Bảo  mà  các vị  là  đại  diện.  Tại  các
    chùa  lớn,  số các tăng  ni  được  mời  có thể  lên tới  hàng trăm. Tại các chùa nhỏ,  có

    thể khoảng 20, 30 vị.
         Sau  lễ, các  Phật tử đi vãng cảnh chùa,  hết chùa này tới chùa khác.  Họ có thể
    đi theo đoàn thể do chùa tổ chức để tham quan các cảnh chùa ỏ xa. Đó vừa là một
    cuộc hành hương, cầu nguyện, vừa là một cuộc giải trí mang tính cách hội hè.

         Kể  từ  ngày  rằm  tháng  7  cho  đến  cuối  tháng,  các  Phật tử  ngày  nào cũng  đọc
    kinh  Vu  lan  tại  bàn  thờ  gia  đình  hay tại  chùa,  đồng  thời  ăn  chay  niệm  Phật,  làm
    phúc bố thí, để tưởng nhớ, chú  nguyện, và hồi hướng công đức cho cha mẹ ông bà
    và tất cả những người quá cố khác, kể cả những vong linh mồ côi vất vưỏng đó đây
    (gọi  là  cô  hồn).  Trong  nửa tháng  này,  bàn thờ  Phật trong  nhà  lúc  nào cũng trưng
    bày hương đèn,  bông  hoa và ngũ  quả (5 loại trái cây). Theo phong tục, gia chủ tùy
    nghi chọn riêng một ngày nào đó trong nửa tháng này để làm lễ cúng cô hồn ỏ phía
    trước nhà. Cúng xong, họ thường tung gạo, muối, trái cây, bánh kẹo, tiền bạc...vừa
    được  dùng  làm  lễ  vật  để  cúng  ra  bốn  phương  với  ý  nghĩa  để  các  cô  hồn  hưỏng
    dụng.




    23.  TẬP  TỤC  CÚNG  LỄ  TRONG  TẾT  TRUNG  THU  (RAM  THÁNG

       TÁM)

         Tết Trung thu được tổ chức vào ngày rằm tháng Tám, Lúc này là chính thu, bầu
    trời trong xanh, tiết trời mát mẻ, không khí trong lành.

         Cội  nguồn  của  lễ  tiết  này  nó  chứa  đựng  những  vết tích  của  nghi  lễ  hội  mùa.
    Nhưng đối với trẻ  em  Việt  Nam thì đây là thời  gian  lễ  hội đầy mong  ước,  thậm  chí
    còn mong ước hơn cả đón Tết,

         Đối  với  người  Việt,  đêm  Trung  thu,  mọi  người  vừa  ăn  cỗ  vừa  kể  chuyện  về


                                                                                            159
   152   153   154   155   156   157   158   159   160   161   162