Page 160 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 160
II. TỤC LỆ THỜ CÚNG GIA TIÊN
TRONG VIỆC CƯỚI HỎI
1. LỄ NẠP THÁI
Sau khi mai mối tin đi tin lại, hai nhà thấy việc thăm hỏi nhau có thể tiến hành.
Nhà trai xin được đặt một cái lễ, gọi là !ễ nạp thái. Lễ này dân gian thường gọi là lễ
chạm ngõ. Tuy là một lễ, nhưng lễ chạm ngõ rất sơ sài. Nhà trai có thể đưa sang
nhà gái vài bao trà, ít cau trầu để điểm xuyết cho câu chuyện.
Đúng ngày, giờ đã thỏa thuận (tất nhiên là ngày, giờ tốt), bà mối dẫn đầu đoàn
của nhà trai sang thăm nhà gái. Đoàn thường gồm các bậc cô, dì, chú, bác... của
chú rể. Tuy số lượng đoàn không đông, nhưng những người này có óc quan sát sắc
sảo, có tài trò chuyện đối đáp với bên nhà gái. Tất nhiên là trong đoàn phải có chú
rẽ.
Nội dung của lễ này là hai bên gia đình trao đổi, thăm dò. Đúng ra đây là lễ
xem mặt. Trong khi hai bên trò chuyện, nhà gái kín đáo cho cô gái mà bên nhà trai
ướm hỏi ra chào khách. Thường là cô gái ra mời trầu, nước. Cô gái chỉ xuất hiện
một lần rồi lui về buồng riêng. Đó cũng là dịp để cho chú rể tương lai và họ hàng
bên nhà trai quan sát cô gái. Thường bà mối yêu cầu cha mẹ cô gái cho trang điểm
giản dị, nhưng nhất thiết không được đội khăn vuông mỏ quạ che kín gáy và hai tai.
Bởi nhà trai không chỉ xem mặt mà còn xem cả tướng mặt cô gái. Bởi vì xem tướng
thì phải nhìn rõ tam đình, ngũ nhạc, tức là mắt, mũi, tai, mồm...
Khi mọi người quan sát cô gái từ nét mặt, dáng đi, giọng nói và cử chĩ của cô,
thì trong đoàn họ nhà trai cũng có một hai bà ra ngoài quan sát từ sân, ngõ, bếp
núc, chuồng lợn, chuồng trâu... Bdi những nơi đó gọn gàng, sạch sẽ hay bừa bãi,
nhếch nhác, đủ nói lên tính cách của cô gái. Nếu họ nhà trai được mời ỏ lại dùng
cơm, thì đó còn là dịp để nhà gái khoe tài làm bếp của cồ con dâu tương lai. Đây
chính là cơ hội để bên nhà trai thẩm định một cách kỹ càng nhất về công - dung -
ngôn - hạnh của đối tượng chọn lựa.
vể bản chất, lễ này là cơ hội để nhà trai xem gia cảnh cũng như gia phong của
nhà gái, từ đó đi đến quyết định dứt khoát việc hôn nhân của đôi trai gái.
Nhiều trường hỢp sau lễ chạm ngõ, hai nhà trở nên khăng khít và các lễ cứ
tuần tự được tiến hành cho tới cuộc “thân nghinh”. Song cũng không ít trường hợp,
sau lễ chạm ngõ thì bên nhà trai từ bỏ ý định cầu hôn. Vì vậy, đối với nhà gái, khi
đã chấp nhận lễ chạm ngõ là phải qua các bước giáo dục con gái, sửa sang nhà
162