Page 159 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 159

cầu mưa ỏ đền Hai Bà hay rước tượng Phật từ chùa Dâu về chùa Diên Hựu để cầu
   mưa. Tiêu  biểu  nhất cho lễ thức cầu mưa là tục thờ thần Sấm, thần  Mưa dông đầu
   mùa làm ruộng của nông dân Bắc bộ, từ miền xuôi tới miền ngược.
        Thực  chất đây  là  Tết  mưa  dông.  Sau  Tết đó,  mùa  làm  nương,  làm  ruộng  bắt
   đẩu.




   26. TẾT TRÙNG cửu


        Cũng  gọi  là  Tết Trùng  dương,  làm  vào  ngày  mùng  9  tháng  Chín.  Theo  "Kinh
   dịch" th) quẻ  Dương  gọi  là  cửu  (Dương  Cửu) và  quẻ  Âm  gọi  là  Lục.  Ngày mùng  9
   tháng Chín trùng cửu nên trùng Dương.

        Tục truyền, về thời Hán, có một người tên là Hoàn cảnh theo Phi Tràng Phòng
   học  phép  tiên.  Một  hôm  Phòng  bảo  cảnh  rằng:  "Mùng  9  tháng  Chín  nhà  anh  có
   nạn to,  bảo người  nhà  mang túi  lụa đựng thuốc thù  du,  đeo ỏ cánh tay,  rồi  lên  núi
   uống rượu thì qua khỏi nạn", cảnh nghe lời, đem hết người nhà lên núi. Tối về  nhà,
   thấy các  con  vật  nuôi  chết  hết.  Phòng  nói  với  cảnh  rằng,  những  con  vật ấy chết
   thay người.

        Theo tích này, hằng năm đến ngày mùng 9 tháng Chín; người ta làm lễ rồi cùng
   lên  núi  bẻ cành thù  du,  uống  rượu cúc. Từ Trung Quốc,  lễ Tết Trùng cửu du  nhập
   vào Việt Nam,  các văn  nbân  nước ta cũng vào dịp này đi chơi  núi,  uống  rượu,  hái
   hoa và ngâm vịnh thơ phú.




   27. TẾT CƠM  MỚI

        Theo tục cổ còn gọi là Tết Hạ nguyên, Tết Thượng tân.

        Ổ  Việt  Nam  thời  Lý-Trần,  sau  vụ  mùa  (tháng  Mười),  các  quan  liêu  đi  thăm
   ruộng, thu lúa thuế. Và sau đó là mùa săn bắn làm vui. Tết Cơm mới, tiến hành vào
   mùng một, mùng  mười  hay rằm tháng Mười là  Hạ nguyên. Đạo và  Phật quan  niệm
   rằng,  ngày đó thiên  đình  cử ông thần Tam Thanh xuống trần  gian xem xét tốt xấu
   về tâu lại Ngọc Hoàng.  Nên tiến hành làm  lễ vị thần đó là để cầu phúc, tránh họa,
   cũng  là  "tiến  tân"  cơm  gạo  mới  cúng tổ tiên.  Các dân tộc Việt Bắc, Tây  Bắc,  Tây
   Nguyên  đều  có  loại Tết Cơm  mới  này, tổ chức vào những  ngày khác nhau  sau vụ
   g Ị-

        Tết Cơm  mới  do từng  gia đình  làm,  lấy lúa mới  gặt vể,  phơi xong,  xay giã  làm
   cơm thổi xôi  cúng  gia tiên;  sau  lễ  Cơm  mới  này,  người ta mới  bắt đầu  ăn cơm  gạo
   mới. Cũng  nhân Tết này,  con cháu  mua quà và  gạo nếp  mới cúng  những đặc sản
   thu đông như chim cu ngói... biếu lễ ông bà, cha mẹ và những bậc được tôn kính.

                                                                                          161
   154   155   156   157   158   159   160   161   162   163   164