Page 161 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 161

cửa,  tập  dượt  hết  sức  chu  đáo  sao  cho  cuộc  ra  mắt  của  con  gái  mình  gây  được
      thiện cảm với người trong đoàn đại biểu họ nhà trai. Việc này bà mối phải ý tứ thăm
      dò,  phải  biết cá  tính,  sỏ  trường  của từng  người  để giúp  nhà  gái  có  cách  cư xử tốt
      nhất.  Ngược lại,  bà  mối cũng giúp nhà trai khắc phục những nhược điểm để không
      vì thế mà nhà gái từ chối.

           Nếu nhà  gái bằng  lòng nhận  lễ, thì chặng đầu tiên của cuộc hôn  nhân coi  như
      xong.  Tuy  nhiên,  về  lý  thì  lễ  này  chưa có  tác  dụng  ràng  buộc  hai  bên  (hứa  hôn).
      Thực ra, đây chỉ là cuộc thăm viếng bình thường, chưa có chuyện hôn nhân gả bán
      gì được bàn tính trong  lễ  này.  Nếu  một trong hai  bên  không  bằng  lòng tiếp tục, thì
      chỉ cần nói qua bà mối. Vì rằng: “Cđi trầu chạm ngõ là cdi trầu bỏ đi".

           Về  phưđng diện văn  hóa, các nhà  nghiên cứu cho rằng lễ chạm  ngõ với lễ vật
      chính  là trầu cau,  là một lễ  khởi đầu trong hệ thống hôn lễ  ở Việt Nam,  mang đậm
      nét bản sắc văn hóa của dân tộc.




      2.  LỄ VẤN  DANH

           Vấn  danh  là  hỏi  họ tên,  là  hai  bên trao đổi danh thiếp.  Lễ  này cũng đdn  giản,
      chưa phải là bước quyết định của hôn nhân.

           Nhà  trai  thông  qua  người  mối,  cử  một đoàn  vài  ba  người  với  lễ  vật  gồm  chè,
      rượu, trầu, cau. Chủ yếu của lễ này là nhà trai biết được ngày, tháng, năm sinh của
      cô gái, để về xem tuổi.

           Khi  nhà  trai  đến  thì  nhà  gái  đưa  ra  một tờ  giấy đã  ghi  rõ  họ,  tên,  ngày tháng
      năm  sinh  của cô  gái;  dôi  khí  cả  giờ  sinh  nếu  bên  nhà  trai  có  yêu  cẩu.  Như trong
      truyện Kiều, khi Thúc Sinh gặp Thúy Kiều, có ý định chuộc nàng ra khỏi thanh lâu.
      Nhưng  việc  đầu  tiên  Thúc  Sinh  làm  không  phải  là  thương  lượng  với  Tú  Bà,  mà  là
      cần biết tên, tuổi nàng. Vì vậy, Nguyễn Du viết: “Hãy đưa danh thiếp trước cầm làm
      ghi”.

           Có  những trường  hỢp,  chủ  nhân  nhà trai  là  người cẩn thận,  có  chữ  nghĩa còn
      gửi thư (qua đoàn nhà trai) sang bên nhà gái, bày tỏ lễ nghĩa và lòng thành tâm của
      mình (xin ghi lại để chúng ta cùng biết phong cách của một thời).

           Thư rằng:

           Ngày... tháng... năm... (âm lịch).

           Kính khải... (tên) tôn ông, tôn bà nhã giám:

           Nay nhờ ông bà quá rủ  lòng yêu, gả lệnh ái cho lệnh nam tôi tên là... Hôm nay
      tốt ngày kính dâng lễ Tổ, nhân lễ vấn danh, dám hỏi lệnh ái tên là gì và sinh ngày,
      tháng, năm nào (theo âm lịch), đổng thời quý tính danh, dòng tộc (tên, họ) của lệnh

                                                                                             163
   156   157   158   159   160   161   162   163   164   165   166