Page 158 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 158

trăng.  Trăng  là  Thái  âm,  là  nơi  mát  lạnh với  nhiều  điều  tốt đẹp  và  ỏ  đấy,  theo sự
          tích dân gian còn có ngọc thỏ, có cây đa, chú Cuội và có chị Hằng.

               Trong  dân  gian,  Tết  Trung  thu  ngoài  việc  cúng  Gia  tiên,  phá  cỗ,  nghe  kể
          chuyện về trăng, còn có chơi đèn  kéo quân, đèn ông sao, đèn cá chép, đèn cầy...
          Các trò  như  múa  sư tử,  hát  đúm,  hát trống  quân...  đã  trở  thành  ngày  hội,  không
          những của trẻ em mà còn là của mọi người dân.




          24.  TẬP TỤC CÚNG  LỄ TRONG TẾT HẠ NGUYÊN (TẾT CƠM  MỚI)


               Trong dân gian Việt  Nam, Tết Hạ  nguyên thường được tổ chức vào đầu tháng
          mười âm lịch (có thể vào ngày mùng một, mùng mười hoặc ngày rằm).
               Ông bà ta xưa quan niệm rằng: Những ngày này Thiên đình cử thần Tam Thanh
          xuống hạ giới để xem xét công việc làm nông của dân tình, vể tâu với Ngọc Hoàng.
          Vì vậy,  mọi  gia đình  đểu  phải  làm  lễ  để thần  Tam  Thanh  ban  phúc  lành,  tránh  tai
          họa; đồng thời cũng là dịp” tiến tân” cơm gạo mới đầu mùa, dâng cúng Tổ tiên.

               Người xưa đã làm thơ về Tết cơm mới như sau:

                       “Mỗi khi gạo mới giã xong

                       Thổi cơm dâng cúng hương linh Thổ thần.

                       Nếu như không biết xa gần,

                       Gốc quên sao dễ hưởng ân sau này”.




          25.  TẬP TỤC THỜ CÚNG TRONG TẾT MƯA DÔNG

               ở  nước ta vào thời  Lý,  ngày lễ  Phật đản  (mùng  8 tháng Tư)  được  hết sức coi
          trọng  -  đó  là  lễ  tắm  tượng  Phật.  Theo sách  "An  Nam  chí lược",  người  ta  mài  trầm
          hương,  hòa  hương  với  nước,  đem  tắm  tượng  Phật;  dùng  bánh  tròn  tinh  khiết dâng
          cúng.

               Lễ  một  dục  (tắm  tượng)  không  chỉ  dành  riêng  cho  tượng  Phật,  mà  cho  cả
          tượng, bài vị thành thần. Tế lễ ăn uống xong, đem chậu nước trầm hương tắm Thẩn
          Phật lúc trước,  theo thứ tự trên  dưới,  mỗi  người  nhúng  tay vào chậu  nước  xoa  lên
          mặt một chút,  gọi  là  "quân chiêm thần  huệ"  đội ơn  mưa móc.  Còn cái  khăn vải đỏ
          dùng  để  lau  tắm  tượng  thì  xé  ra chia cho  mỗi  người  một  mảnh  để  lấy  khước,  cầu
          phúc.

               Lễ mộc dục này, dù đã bị Phật giáo hóa hoặc Đạo giáo hóa, vẫn hé  mỏ cho ta
          thấy cội nguồn xa xưa từ những lễ thức cầu mưa. sử chép: nhiều lần vua Lý làm  lễ


          160
   153   154   155   156   157   158   159   160   161   162   163