Page 156 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 156

khỏi bị  khổ ngạ quỉ, được sinh trong cõi  Nhân  hay Thiên,  hưởng phúc vui vẻ  không
         cùng.

              Từ đó về sau, cứ đến  ngày rằm tháng bảy, các hàng  Phật tử chí hiếu đều  làm
         lễ  Vu lan để đền đáp công ơn cha mẹ dẫu còn sống hay đã  mất.  Ngoài  ra,  họ còn
         tưởng  nhổ và chú  nguyện cho cửu huyền thất tổ, các ân  nhân, thân  nhân,  bạn  bè,
         những người quen biết đã quá cố sớm được vãng sinh nơi Phật Quốc.

              Phật giáo  chân  truyền  dạy  như thế.  Nhưng  tín  ngưỡng  nhân  gian  có  pha  trộn
         nhiều  điều  khác.  Chẳng  hạn,  do  ảnh  hưỏng  của  Đạo  giáo,  quần  chúng  cho  rằng
         ngày ấy, ỏ âm phủ, quỉ sứ mở cửa địa ngục cho các vong hồn bay về dương thế để
         tha hồ ăn hưỏng, rồi sau đó lại phải bay về âm phủ. Vì thế, họ nảy sinh lòng thương
         xót đối với các vong  hồn.  Dần dà tục cúng cô hồn tháng bảy trở thành  một tập tục
         dân gian.

              Mô tả lễ hội Vu lan

              Đầu  tháng  7  âm  lịch,  Phật tử cũng  như nhiều  người  ngoài  Phật  giáo,  bắt đầu
         tưỏng nhớ tới tổ tiên, cha mẹ, những người thân quen đã khuất bóng,  một cách đặc
         biệt hơn  bình  thường.  Nhiều  người  ăn  chay,  niệm  Phật,  làm  phúc,  đến  chùa  nghe
         thuyết pháp.  Để  chuẩn  bị cụ  thể  hơn,  người ta để dành tiền,  quần  áo, thực  phẩm,
         thuốc  men  để  cúng  dường  kính  biếu  chư tăng  ni  vào  ngày  lễ,  đồng  thời  để  mua
         những đồ cúng tổ tiên trên bàn thờ suốt hai tuần cuối tháng 7.

              Từ  ngày áp  lễ  (ngày  14  -  7),  bẩu  khí ỏ  các chùa chiền  đã  bắt  đầu  nhộn  nhịp
         tưng  bừng  hẳn  lên,  Nhiều  Phật tử  đã  đến  chùa  để  đảnh  lễ  Phật và  cầu  nguyện.
         Chung quanh chùa, người ta bày bán la liệt nhang hương, kinh Phật (nhất là kinh Vu
          lan),  các  lồng  chim  (để  phóng  sinh)...  Bầu  không  khí  lễ  lạt  ở  các  chùa  càng  lúc
         càng làm cho tâm hồn người Phật tử lâng lâng, sốt sắng, như tiếp xúc được với thế
         giới vô hình.

              Ngày rằm,  chùa càng  lúc càng đông  người. Tới khoảng  11  giờ trưa:  Lễ  Vu  lan
         bắt đầu cử  hành.  Ngoài  sân  cũng  như trong  chùa,  các trường  phương  bảo cái  (cờ
          Phật giáo dạng phướn có  lọng che)  rải  rác khắp  nơi. Các cột trong chùa cũng treo
         cờ.  Bàn thờ  Phật,  bàn thờ  các Tổ đèn  nến  sáng chưng,  hoa quả,  hương  khói  nghi
         ngút.

              Một  hồi trống  bát  nhã  nổi  lên  báo  hiệu  lễ  Vu  lan  bắt đầu,  mọi  người  im  lặng.
         Trong chùa,  ngoài  các  Phật tử đứng đối  diện  với tượng  Phật ở  chính  điện,  còn  có
         nhiều tăng ni bận lễ phục trang trọng được mời ngồi trên ghế trước mặt các Phật tử.
         Vị sư trụ trì đứng ra nói vài lời khai lễ, rồi mời một vị thượng tọa trong số các tăng ni
         có  mặt tại đó  khai  pháp.  Vị  này giảng ý  nghĩa của lễ  Vu  lan.  Sau thời  pháp là thời
         kinh:  Mọi  người  đều  cùng  nhau  tụng  kinh  Vu  lan  nói  về  công  ơn  cha  mẹ  và  bổn
         phận phải hiếu thảo đối với cha mẹ, một cách nhịp nhàng theo nhịp mõ.


         158
   151   152   153   154   155   156   157   158   159   160   161