Page 153 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 153

cúng  còn  nghi  ngút  khói  hương,  tập  trung  cả  nhà  ra vườn  và  quanh  xóm  hái  thật
   nhiều  lá  cây và  hoa  đem  về  chờ  phơi  khô  treo  lên  giàn  bếp  để  dành  uống và  đãi
   khách  thay  nước  chè  hay  trà  nhiều  tháng  trong  năm,  gọi  là  uống  “nước  lá  mùng
   năm”.

        Tuy  vậy,  một  điều  chắc  chắn  là  mọi  người  đều  hái  toàn  những  loại  hoa,  lá
   thông  dụng  có  tác  dụng  y dược quen  thuộc trong  dân  gian,  không  ai  dám  thử  hái
   những  loại  hoa  lá  đã  biết  chắc  là  có  chứa  độc  tố  nên  xưa  nay  hầu  như  chưa  có
   trường hỢp đặc biệt nào chết người do uống loại nước lá mùng năm này.

        Trong ngày này, nhiều người tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ sâu bọ.
   Những  địa  phương  ở  ven  biển  đúng  giờ  Ngọ  thì  đi  tắm  biển,  gần  sông  thì  đi  tắm
   sông, gọi là tắm mùng năm.

        Vào dịp Tết Đoan  ngọ,  ai  bị cảm  cúm thường dùng 5  loại  lá:  Bạch  đàn,  xương
   rồng, ngũ trảo, dâu tằm, và sả nấu nước xông để bớt bệnh. Người ta cũng tìm cành
   xương rồng, ngải cứu treo trước cửa hay trong nhà để đuổi tà ma.




   21.  TẬP TỤC CÚNG TẾ TRONG TẾT t r u n g   n g u y ê n   (15 THÁNG
      BẢY ÂM  LỊCH)


        Dân gian cho rằng sống trên đời khó có ai vẹn toàn.  Không tội này thì cũng tội
   khác chắc  khi  về  cõi  âm  sẽ  vướng  phải  ngục  hình.  Nhưng  dù  tội  lỗi  gì, thì  dịp  rằm
   tháng  bảy đều  được  xá  tội  vong  nhân.  Bỏi  vậy,  trên  dương  thế,  mọi  gia  đình  đều
   làm cỗ bàn cúng Gia tiên và đồng thời có đốt vàng mã cầu siêu độ trì cho họ.

        Tiết rằm tháng bảy gọi là Tết Trung nguyên - Tết này còn có tên khác là Tết Vu
   lan.

        Ngoài việc cúng Gia tiên, các gia đinh còn bày cỗ ở  ngoài sân để cúng chúng
   sinh (các cô hồn) - là những vong linh không nơi nương tựa. Lễ vật cúng chúng sinh
   rất sơ sài như: bánh đa, bánh bỏng,  ngô rang, khoai lang... và thế nào cũng có một
   nồi cháo hoa, nên dân ta thường gọi là  “cúng cháo”.

        Cúng cháo thường bày vào nong, nia hay mẹt, tùy theo cỗ nhiều hay ít.

        Cúng cháo để  bố thí cho các vong  hồn  không  nơi thờ cúng,  những  người  chết
   đường chết chợ,  những cô  nhi yểu vong  không ai cúng giỗ... Tục lệ  này mang tính
   nhân đạo của nhân dân ta.
        Ngày nay, tục  này vẫn  phổ  biến,  người ta sắm  cho người thân đã  qua đời  các
   đồ hàng mã như; quần, áo, mũ, giầy, tiền, vàng bạc... Cùng với sự hiện đại hóa làm
   đồ mã như nhà lầu, xe hơi, ti vi, tủ lạnh, máy vi tính... rất tốn kém. Thiết nghĩ, đồ mã
   chỉ là biểu trưng, chỉ cần thể hiện tốt tâm ý của mình nhớ về cội nguồn là được, chứ


                                                                                           155
   148   149   150   151   152   153   154   155   156   157   158