Page 150 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 150

tức là nghĩ đến gốc, tưởng đến nguồn.


               Cúng lễ trong ngày Tết Thanh minh
               Tết Thanh minh cũng là dịp để con cháu sửa lễ cúng gia tiên sau khi viếng mộ
          về. Cũng có nhà sửa lễ mang ra mộ cúng, nhưng đó chỉ là cúng riêng một ngôi mộ.
          Còn sau đó người ta vẫn cúng ở bàn thờ tổ tiên và khấn tất cả gia tiên nội ngoại về
          phối hưỏng. Người ta thường cúng mặn trong ngày Thanh minh, nghĩa là có làm cỗ,
          hoặc không làm cỗ thì cũng có đĩa xôi, con gà cùng với  hương  hoa, trà  rượu,  vàng
          mã. Và đổng thời với việc cúng tổ tiên cũng có cúng Thổ Công như trong mọi dịp.




          17.  TẬP TỤC CÚNG  LỄ  KHAI HẠ


               Tết Nguyên đán được kết thúc bằng lễ  Khai hạ, cũng đổng thời  làm  lễ  hạ  nêu.
          Lễ  được  cử  hành  vào  ngày  mùng  bảy Tết.  Theo  sách  "Chiêm  tuế  sự  thư",  tháng
          đầu  năm,  mùng  một  là  ngày con  gà,  mùng  hai  ngày con  chó,  mùng  ba  ngày con
          lợn,  mùng  bốn  ngày con  dê,  mùng  năm  ngày con  trâu,  mùng  sáu  ngày con  ngựa,
          mùng bảy ngày con người, mùng tám  ngày của lúa. Đây vốn là  một lối bói:  nghiệm
          đầu tháng giêng, tám ngày ấy, hễ ngày nào tạnh ráo thì giống thuộc về ngày ấy cả
          năm  được  tốt.  Cho  nên  đến  ngày  mùng  bảy  thấy  trời  sáng  sủa,  không  mưa  gió,
          người ta tin  rằng, con người cả  năm  được mạnh  khỏe do đó  mở tiệc ăn  mừng.  Sau
          này dù trời mưa, cứ mùng bẩy là mở tiệc ăn mừng. Lễ vật dâng cúng là cỗ mặn với
          đầy đủ các món. Đây là bữa ăn Tết cuối cùng nên con cháu tụ tập đông đủ, không
          khí bữa ăn thật đầm ấm.




          18.  TẬP TỤC CÚNG  LỄ TRONG TẾT HÀN THựC

              Theo truyền thuyết dân  gian, Tết Hàn thực bặt nguồn từ việc  kỷ  niệm  Giới Tử

          Thôi  vào thời  Xuân  Thu  ở  Trung  Quốc.  Nhưng  nếu  ngược  dòng  lịch  sử,  tìm  kiếm
          cặn kẽ cội  nguồn, có thể thấy Tết Hàn thực không phải bắt nguồn từ việc kỷ  niệm
          Giới Tử Thôi,  mà  là  bắt nguồn  từ tục “Cải  Lửa”  (mà  người  ta  gọi  là  ngày  Lửa  mới
          theo tín ngưỡng thờ thần Lửa cổ xưa).

              Thời  xưa  vào  thời  gian  lễ  Tết  này  người  ta  dập  tắt  hết  bếp  lửa  và  chỉ ăn  đồ
          nguội. Sau đó tiến hành đốt Lửa Mới. Đây cũng là ngày mùa đốt rẫy mới,  ngày hội
          mùa đầu tiên trong năm, ngày báo hiệu một chu kỳ nông nghiệp mới.

              Cũng do vì ăn đồ nguội trong dịp này nên có tên gọi là Hàn thực.








          152
   145   146   147   148   149   150   151   152   153   154   155