Page 147 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 147

nhân  trăng  sáng,  tiết  trời  ấm  áp  nhà  vua  cho  mở  tiệc  mời  các  quan  trạng  ngắm
   trăng, thưỏng hoa,  ngâm vịnh thơ ca, dự tiệc nên còn gọi  là Tết Trạng nguyên. Tết
   Trạng  nguyên  sau  được  đổi  thành  Tết Thượng  nguyên.  Trong  ngày  này  người  ta
   còn  tổ  chức  bơi  thuyền  có  treo  đèn,  kết  hoa,  hoặc  tổ  chức  các  trò  vui  dưới  đêm
   trăng sáng.

        Theo một số sách địa chí của Việt Nam thì từ trưa ngày 14 đến đêm rằm tháng
   giêng có lệ treo đèn kết hoa thường gọi là hội hoa đăng.
        Vào dịp này người ta làm đèn đủ các kiểu, có cả đèn kéo quân, đèn “phụng tổ”,
   đèn  “phụng  thần”.  Trên  đèn  người  ta trổ  các  dòng  chữ  phản  ánh  ước  muốn  hoặc
   cầu  mong  Thánh  Thần  phù  hộ  như:  “Nhất  bản  vạn  lợi”  (một vốn  bốn  lời),  “Phong
   điền  vũ  thuận”  (mưa  thuận  gió  hòa),  “Hải  yến  hà  thanh”  (sông  trong  biển  lặng).
   Cũng có người làm đèn để chúc mừng nhau như: “Nhân khang vật thịnh”.

        Dân ta có  câu: “Lễ  Phật quanh  năm,  không bằng  rằm tháng  giêng”. Tục ta tin
    rằng  trong  ngày  rằm  tháng  giêng,  đức  Phật  giáng  lâm  tại  các  chùa  để  chứng  độ
    lòng thành  của các tín  đồ  Phật giáo.  Vì vậy,  trong  ngày này chùa  nào cũng  đông
    người đến lễ bái.

        Theo đạo  Phật,  nguồn  gốc  lễ  thượng  nguyên  như sau;  Ngày  mùng  1  và  ngày
    rằm  mỗi tháng  được coi  là  ngày của  Phật,  các tín  đồ  Phật giáo đều  rủ  nhau  đi  lễ
    chùa. Với người  Phật tử thì lễ dâng hương này mang ý nghĩa đặc biệt. Vì rằm tháng
    giêng là ngày vía của đức Phật.

        Dù  nguồn  gốc  lễ  thượng  nguyên  ra  sao,  nhưng  với  dân  ta,  làm  lễ  thượng
    nguyên vì lòng tôn kính đối với các chư Phật, đồng thời có cúng gia tiên, Thổ Công
    và Thần Tài. Những người gặp năm sao nặng, cũng nhân ngày lễ  này làm  lễ dâng
    sao giải hạn.




    15.  TẬP TỤC CÚNG  LỄ  DÂNG SAO GIẢI HẠN ĐẦU NĂM


        Các nhà thuật số thời xưa thì cho rằng  rằm tháng giêng  là  ngày vía của Thiên
    quan, nên tại các đền, chùa thường làm lễ dâng sao giải hạn đầu năm.

        Dân gian cho rằng hằng năm mỗi người có  một ngôi sao chiếu mệnh, tất cả có
    9 ngôi  sao,  cứ 9  năm  lại  luân  phiên trỏ  lại. Trong 9  ngồi  sao thì có sao tốt, có  sao
    xấu,  năm  nào sao xấu chiếu  mệnh con  người sẽ  gặp phải chuyện  không may,  ốm
    đau,  bệnh tật...  (người ta gọi là vận hạn). Để giảm  nhẹ vận hạn,  người xưa thường
    làm  lễ  cúng  dâng  sao  giải  hạn  vào  ngày đẩu  năm  (rằm  tháng  giêng)  là  tốt  nhất.
    Các sao chiếu mệnh gồm: Sao Thái  Dương, Thái Âm,  Mộc Đức, Vân  Hán, Thổ Tú,
    Thái Bạch, Thủy Diệu, La Hầu và Kế Đô.

        Tuy nhiên, cùng độ tuổi mà nam và nữ lại có sao chiếu mệnh khác nhau. Ví dụ

                                                                                           149
   142   143   144   145   146   147   148   149   150   151   152