Page 162 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 162

bà (mẹ cô gái). Xin cho biết tường, đội ơn vạn bội. Nay thư.

             (Họ tên)... Kính khảỉ.

             Nhà gái tiếp nhận lễ rồi, dâng thư cùng lễ vật lên bàn thờ kính cáo từ đường (có
         bài cáo). Để ứng lại với phép lễ nhà trai, nhà gái có phục thư, tức là viết thư đáp lại,
         đưa họ nhà trai và tiễn về.

             Thư rằng:

             Ngày... tháng... năm... (Âm lịch).

             Kính phục... tôn ông, tôn bà nhã giám.

             ơn  nhờ  lòng  tốt,  yêu  cây nên  dấu  đến  hoa,  hạ  cố đến  tiện  nữ tôi  là  Thị...  để
         sánh  đôi  vói  lệnh  lang  thứ...  (hoặc trưởng)  nhà  ngài.  Nay đã  hỏi  đến,  dám  chẳng
         vâng lời, xin kê tiện nữ danh thị và ngày giờ sinh niên như sau:

             Kê: Họ tên... (Âm lịch... ngày... tháng... năm...
             (Họ tên)... Kính phục.

             Ý  nghĩa  của  danh  thiếp  là  để  so  tuổi,  xem  đôi  bên  có  hợp  nhau  không.  Nếu
         mệnh hai người tương sinh thì rất hợp. Ví như chồng mệnh Kim, vợ mệnh Thủy; Kim
         sinh Thủy là tương sinh. Trái lại, chồng mệnh  Kim, vợ mệnh  Mộc,  Kim khắc Mộc là
         tương khắc. Đây là quan  niệm tính tuổi theo Âm  dương  Ngũ  hành.  Lại  phải tính  sự
         hợp, xung theo hệ Can, Chi nữa.




         3.  LỄ ĂN HỎI


              Ỳ nghĩa của lễ ăn hỏi

              Lễ  này còn  gọi  là  lễ  nạp  cát.  Sau  lễ  vấn  danh,  bên  nhà  trai  thấy đôi  trẻ  hợp
         tuổi, liền đánh tiếng để xin làm lễ ăn hỏi. Tất nhiên phải chọn ngày lành, tháng tốt.
         Bên nhà trai thường hỏi ý kiến bên nhà gái các chi tiết cụ thể và số lễ vật.  Nhà gái
         nếu muốn lễ to thì nói ý tứ:  Họ hàng nội, ngoại đông, bạn bè giao du  rộng,  nhà trai
         xem đó mà biện lễ.

              Ngày xưa lễ  này ỗ nông thôn thường có  một vài buồng cau to độ  ba,  bốn trăm
         quả  (đủ  số cau  biếu,  mỗi  phần 3 quả,  ít đi  là  1  quả - không  bao giờ 2 quả  - vì cho
         đó là thô tục); dăm chai rượu trắng: niột mâm xôi gấc; một cái thủ  lợn. ở thành phố
         thì xôi  gấc,  lợn  quay,  trà,  rượu  mầu và  bánh trái,  trầu,  cau...  Sau  này  người  ta  bỏ
         bớt xôi  gấc,  lợn  quay,  mà thay vào đó  là  các  loại  bánh  dân tộc  như:  bánh  chưng,
         bánh  dầy,  bánh  cốm,  bánh  phu  thê.  Bánh  cốm  gói  lá  chuối  xanh  mướt  buộc  hai
         chiếc lạt nhuộm đỏ  hình chữ thập rất đạp. Các nhà sang trọng ỏ  Hà  Nội  hoặc các
         tỉnh  thường  chuộng  bánh  cốm  Nguyên  Ninh  -  là  nhà  hàng  bánh  cốm  nổi  tiếng.

         164
   157   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167