Page 167 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 167

5.  LỄ THỈNH  KỲ

        Tức là hẹn ngày xin cưới. Sau lễ  nạp tệ, tức là các đồ dẫn cưới nhà trai đã đưa
    sang nhà gái, thì nhà trai xin hẹn ngày, giờ đón dâu với nhà gái.  Lễ này diễn ra hết
    sức đơn giản và không có gì cản trỏ.




    6.  LỄ ĐÓN  DÂU


        Còn gọi  là  lễ thân  nghinh.  Người con gái về  nhà chồng  là  ngày cưới,  ngày vui,
    ngày hạnh  phúc  nhất của đời  người,  nên  nghi  lễ  đón dâu  rất trang trọng.  Người ta
    còn gọi là “rước dâu” (người con trai phải thân đến nhà gái rước cô dâu vể).

        Lễ đón dâu phải kiêng kỵ một số điều:

        -  Bản thân cô  dâu, chú  rể  không ở trong thời  kỳ đại tang  (tức cha mẹ  đẻ  chết
    chưa hết tang).

        -  Ngày  giờ  cưới  phải  tránh  các  ngày  giờ  “không  vong”,  “sát  chủ”...  Đồng  thời
    phải tránh “tháng ngâu” - tháng 7 âm lịch.

        Theo tập quán của dân ta: Tuy gọi là 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông song thực ra ở
    nước ta chỉ có  hai  mùa  rõ  rệt  là  mùa  mưa  (ướt,  ẩm,  từ tháng  5  đến  tháng  10  âm
    lịch) và mùa khô ráo (khô, lạnh, mát mẻ, từ tháng một đến tháng tư năm sau). Thực
    ra người ta có thể tổ chức lễ cưới vào bất cứ tháng nào nếu tính thấy tốt và  không
    ngại nóng (mùa nắng),  không ngại ướt (mùa mưa). Song, có một tháng mà ai cũng
    phải kiêng - đó là tháng bảy (mưa ngâu).
        Mưa ngâu  nhắc một truyền tích  Ngưu  Lang,  Chức Nữ:  Ngưu  Lang  (Kiên  Ngưu)
    là một ngôi sao, chăn trâu phía Tây sông Ngân, yêu Chức Nữ cũng là một ngôi sao
    - con gái Thượng đế. Đây là hai ngôi sao nằm trong 28 ngôi sao nổi tiếng (Nhị thập
    bát tú). Thượng  đế  nhận  Ngưu  Lang  làm  rể.  Nhưng từ khi có  chồng,  Chức  Nữ lười
    biếng nên  bị Thượng đế phạt,  đầy Chức Nữ sang bờ Đông sông  Ngân và  lệnh cho
    mỗi năm hai người chỉ được gặp nhau một lần vào ngày Thất tịch (mùng 7 tháng 7).
    Bỏi thế, lúc gặp được nhau ấy, hai người khóc rả rích như mưa.  Mưa rả rích tháng 7
    gọi  là  mưa  ngâu  (tức  Ngưu).  Tình  lứa đôi  la  dỏ  như vậy,  nên  dân  ta thường  ngại,
    không tổ chức lễ cưới vào tháng này.

        Trước ngày cưới một ngày, cả hai nhà đều làm lễ cáo gia tiên và thổ công. Nhà
    gái xin phép (gia tiên và thổ công) cho con xuất giá, làm con nhà người. Nhà trai xin
    phép được báo là có thêm người và sẽ có thêm con cháu nối dõi tông đường.

        Tuy hai  gia đình  đã  thỏa thuận  với  nhau  ngày,  giờ  cưới  rồi,  nhưng trước khi  lễ
    đón dâu vài ba tiếng đồng hồ (nếu hai nhà ỏ gần, nếu ỏ xa thì trước một ngày) nhà
   trai lại cử người đến nhà gái với chút lễ mọn: cơi trầu để “xin dâu”. Cơi trầu này phải


                                                                                           169
   162   163   164   165   166   167   168   169   170   171   172