Page 172 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 172
III. TỤC LỆ THỜ CÚNG
TRONG NHỮNG NGÀY TRỌNG DẠI
1. TẬP TỤC CÚNG LỄ KHI ĐỘNG THổ LÀM NHÀ
Dân gian cho rằng “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, do vậy những công việc
liên quan đến đất đai như: Thiết kế công trình, xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa,
xây dựng cửa hàng, cửa hiệu, phân xưỏng... đều có lễ kêu cầu, mong cho công
việc được trôi chảy.
Tất nhiên người ta phải kén chọn ngày, giờ tốt phù hỢp với tuổi người chủ trì
công trình. Phải là những ngày có sao “tốt” chiếu như ngày hoàng đạo, ngày sinh
khí, lộc mã, phúc sinh, giải thần... Tuyệt nhiên tránh rơi vào ngày hắc đạo, sát chủ,
thổ cẩm, trùng tang, trùng phục.... Còn giờ thì phải là giờ hoàng đạo.
Trước giờ khỏi công, gia chủ sắm biện lễ vật, thường gồm: Hương hoa, trầu
quả, tiền vàng, rượu, thịt, xôi nếp (nên là xôi gấc, gà trống hoa (gà trống tơ), gạo
muối... Đặt lễ lên mâm có kê đôn tại khu đất xây dựng để làm lễ.
Sau khi hương đèn đã thắp (hương thắp 7 nén), gia chủ vái 4 phương (mỗi
phương 4 vái) rồi quay mặt vào mâm lễ đọc văn khấn. Khi tàn hương (hương chỉ
cháy 2/3 là được) hóa tiền vàng, rắc muối, gạo 4 phía, rồi đào, cuốc mấy nhát nơi
định làm - gọi là động thổ, mỏ đầu cho việc thi công đào móng.
Lễ vật sau khi cúng, xôi và gà được dùng vào bữa ăn chính, rượu cúng sau khi
đã phun vào than hồng của vàng mã, gia chủ rót mời mọi người (tham gia xây dựng
công trình) cùng uống, rổi cùng ăn hoa quả trong không khí vui vẻ của ngày động
thổ.
Trường hỢp người chủ gia đình không được tuổi làm nhà, nhưng do thời gian và
điều kiện cấp bách không thể lui được thì phải mượn tuổi làm nhà.
Khi động thổ, người mượn tuổi thay gia chủ thực hiện nghi lễ khấn và động thổ.
Tất nhiên lúc này gia chủ phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trỏ lên. Sau khi
hoàn tất công việc động thổ mới trở về. Nếu là nhà cao tầng, các kỳ đổ mái tầng
một, tầng hai... và tầng cuối cùng, người mượn tuổi phải tiếp tục thực hiện nghi lễ
cúng khấn. Lúc cúng khấn gia chủ vẫn phải lánh mặt.
174