Page 175 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 175
“đốt vía” bằng cách lấy một vài tờ giấy đốt cháy rồi nhảy qua nhảy lại ở cửa buồng,
có khi còn nói một câu lẩm nhẩm trong miệng: “Vía lành thì d, vía dữ thì đi”. Mặt
khác, thắp hương khấn thần linh, thổ cồng, thổ địa, ông bà ông vải phù hộ cho cháu
tai qua nạn khỏi.
Nhiều địa phương ở miền Bắc vẫn dùng một cành xương rồng gai buộc ỏ cửa
buổng để tránh tà ma, quỷ quái quấy nhiễu cháu bé.
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh là cực kỳ quan trọng. Đối với bé sơ sinh thì việc ăn,
ngủ và vệ sinh đầy đủ cho bé được đặt lên hàng đầu. Từ xưa dân ta đã nhận thức
rằng: Sữa mẹ là thức ăn thiên nhiên đầy đủ, lý tưởng nhất của bé. Nuôi con bằng
sữa mẹ là chính. Vì rằng trong sữa mẹ có acid amin (tạo tế bào), có chất sắt (tạo
máu), có những men đặc biệt giúp tiêu hóa, có các kháng thể chống bệnh tật, có
các sinh tố tươi... cần thiết cho trẻ sơ sinh.
Để cho người mẹ có nhiều sữa đáp ứng nhu cầu cho đứa con bé bỏng của
mình, người ta thường hầm móng giò với gạo nếp (có thể thêm hạt sen và hạt ý dĩ
cho lành và dễ ngủ) ăn xen kẽ vào các bữa cơm chính.
Lúc mới sinh con, để cho tuyến sữa của người mẹ thông suốt, người ta thường
phải lấy tay day nhẹ vào vú và cho trẻ sơ sinh bú dần dần để kích thích các tuyến
sữa chảy đều. Có những lúc trẻ sơ sinh không bú kịp, người mạ bị căng sữa,
thường phải nhờ các em bé lớn hơn một chút bú giúp để cho tuyến sữa thông đểu
(người ta tránh dùng tay nặn sữa ra, vì làm như vậy vừa đau mà lại không hợp tự
nhiên).
Dân ta vẫn có phong tục là sau khi đầy cữ em bé thì mới đến “thăm mừng”. Tuy
nhiên, đối với những gia đình buôn bán thì còn kiêng kỵ đến hết tháng.
Cữ là một định lượng thời gian; 7 ngày đối với bé trai, 9 ngày đối với bé gái (bé
ra đời đủ thời gian trên gọi là “đầy cữ”), sở dĩ tính như vậy vì dân ta quan niệm mỗi
con người đều có hổn và vía. Ai cũng có 3 hồn: nam và nữ đều giống nhau, nhưng
vía thì khác: nam có 7 vía, nữ có 9 vía.
Người xưa tin rằng hình hài của thai nhi là do Bà Mụ nặn thành. Vì thế nên khi
sinh con trai được 7 ngày, con gái được 9 ngày, người ta làm lễ đầy cữ (lễ cúng Mụ)
dể tạ ơn Bà Mụ.
Theo tục truyển thì con người hình thành là do các Bà Mụ nặn, Cơ thể con
người do 12 Bà Mụ nặn ra, do đó lễ vật khi dâng cúng cũng phải đủ 12 xuất cho 12
Bà Mụ. Ví dụ: 12 bộ quần áo, 12 đôi hài, 12 cái mũ, 12 trái cây, 12 chiếc bánh, 12
nén hương, 12 bông hoa, 12 miếng trầu...
Theo quan niệm cổ xưa của dân ta, con người do tạo hóa sinh ra, ai cũng có 7
lỗ (thất khiếu) để hấp thụ vật chất, tinh thần mà trưỏng thành. Bảy lỗ đó là: 2 mắt, 2
tai, 2 lỗ mũi và 1 mồm. Đàn bà có thêm lỗ vú và lỗ sinh dục, nên thành cửu khiếu.
177