Page 173 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 173
2. TẬP TỤC CÚNG LỄ KHI NHẬP TRẠCH
Lúc xây xong nhà phải làm đủ thủ tục dâng hương cúng lễ. Và khi phải di
chuyển nhà ỏ cũng phải đặc biệt chú ý tới một số vấn để dưới đây;
- Phải chọn ngày tốt, giờ tốt để dọn đến nhà mới.
- Khi chuyển nhà, mọi việc chuyển đồ của mình đến nhà mới phải do chính tay
mình hoặc người của gia đình chuyển, toàn gia đình không thể tay không đến nhà ở
mới.
- Bài vị tổ tiên, thần linh phải được làm trước và phải do gia chủ tự tay cầm đến
nhà mới. những người khác trong gia đình di theo sau vào nhà, mỗi người đều phải
cầm trong tay một vật mang tính của cải tiền tài của gia đình.
- Thời gian vào nhà phải là buổi sáng sớm, buổi giữa trưa, hoặc trước lúc mặt
trời lặn. Tránh đến nhà mới vào buổi tối.
- Khi vào nhà mới, vật đầu tiên mang vào là cái chiếu (hoặc đệm) mà gia đình
đang sử dụng, sau đó là bếp lửa (bếp ga, bếp dầu), không nên mang bếp điện - vì
bếp điện có tinh mà không có tướng (tức chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa), chổi
quét nhà, gạo, nước... và các lễ vật để cúng thần linh xin nhập trạch và xin phép
thần linh rước vong linh gia tiên về nơi ỏ mới để thờ phụng.
Lễ vật được để lên bàn hoặc mâm kê vào chỗ nào đó mà có hướng đẹp vói gia
chủ, tự tay gia chủ thắp hương vào một bát hương làm tạm thời. Thắp hương và
khấn lễ, tiếp ngay sau đấy gia chủ châm bếp và đun nước.
Khấn thần linh với nội dung sau:
- Xin nhập vào nhà mới.
- Xin lập bát hương thờ thần linh.
- Xin phép thần linh cho rước vong linh gia tiên nhà mình về nơi ở mới này để
thờ phụng.
- Nếu chỉ nhập trạch lấy ngày tốt, chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ phải ngủ
một đêm tại nhà mới.
- Khi khấn thần linh xong, gia chù làm lễ cáo yết gia tiên rồi mới dọn dẹp đồ
đạc.
- Sau khi dọn xong, để cầu bình yên, toàn gia phải tổ chức lễ bái tạ tổ tiên và
Thần Phật.
- Nếu trường hợp nhà có người chửa (mang thai) thì tốt nhất là không nên dọn
175