Page 176 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 176
Tuy nhiên, các bé nữ lúc đầu vẫn chỉ có 7 vía, khi nào “có kinh” thì mới thành 9 vía -
nghĩa là thời kỳ có thể thụ thai và sinh con. Như vậy, khi người phụ nữ hết chức
năng sinh đẻ lại trỏ về thất khiếu.
Lê Quý Đôn ghi trong Vân Đài loại ngữ: “Tục nước ta sinh con được 3 ngày thì
chỉ làm vài mâm cỗ cúng thần dưỡng bà (Bà Mụ). Đến ngày thứ 7, thứ 9, đầy 100
ngày, đầy năm thì làm lễ cáo gia tiên, yến tiệc linh đình; rồi tân khách đem thơ văn,
đồ chơi, quần áo đến mừng. Các lễ trăm ngày và đầy năm là trọng hơn cả”.
Như vậy là cúng Bà Mụ lúc cháu được 3 ngày, cúng đầy cữ lúc 7 ngày (đối với
con trai) và 9 ngày (đối với con gái), rồi lại cúng đầy tháng, cúng thôi nôi, cúng đầy
năm.
Dân ta có câu: “Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng cò rò mà đi”.
Đây cũng chính là sự tổng kết các thang bậc lớn lên của đứa trẻ theo các hoạt
động sinh học.
Xin tả một lễ thôi nôi để người đọc dễ cảm nhận:
Trong tập quán của dân ta, lễ thôi nôi còn gọi là lễ thử. Thực chất đây là một
tục thử trẻ, thường có tính ngẫu nhiên, song người xưa không quan niệm như vậy
mà cho rằng, hành động này có giá trị thực tiễn, đoán định (gần đúng) khuynh
hướng phát triển của trẻ trong tương lai, từ đó mà định ra phương pháp giáo dục con
cái.
Buổi lễ thôi nôi, ngoài các lễ vật trên bàn thờ Thổ Công, bàn thờ gia tiên, bàn
cúng Mụ, người ta chuẩn bị một số thứ cần thiết như: giấy bút, đàn sáo, cung tên
(nếu là bé trai), kim chỉ, dao kéo... (nếu là bé gái) và một số thứ đồ chơi khác.
Người ta bày tất cả các thứ đó trên một chiếc giường rộng hoặc trên sàn nhà lau
sạch.
Chuẩn bị cho buổi lễ xong xuôi, đứa bé được tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo
mới, được bố mẹ bế thực hiện các nghi lễ xong, đặt đứa bé trước những đồ vật (kể
ở trên). Sau giây phút ngỡ ngàng, háo hức, bé sẽ nhặt lấy một thứ hoặc vài thứ.
Người ta căn cứ vào đồ vật mà bé cầm đầu tiên để xác định tương lai “tự chọn” của
bé.
Mọi người trong nhà: ông bà, bố mẹ, họ hàng, bè bạn đứng quanh nhìn bé rất
chăm chú và thích thú (như xem bé biểu diễn vậy). Ai cũng phán đoán rằng bé sẽ
thạo nghề văn chương (nếu bé cầm giấy bút), theo đường võ (nếu cầm cung nỏ),
còn đàn sáo (có thể bé thích làm nghệ sì), thậm chí nếu bé cầm thúng mủng, đổng
tiền thì chắc bé sẽ đi nghề buôn bán (thương mại). Có nhiều gia đình căn cứ vào
hành động này trong ngày kỷ niệm mà vun trồng hoặc uốn nắn cho sự phát triển
tương lai của con mình, dựa vào hành động đẩu tiên đó.
Khi bé đầy tuổi (lễ sinh nhật) không chỉ đánh mốc thời đoạn trong cuộc đời của
178