Page 177 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 177
con người, mà còn là biểu hiện sự chuyển biến về cơ thể và trí não của trẻ.
Ngành Y cũng đã xác nhận: Đây là giai đoạn của y sinh học đối với cơ thể em
bé. Các cơ quan trong thể xác (lục phủ ngũ tạng) cùng với tứ chi cử động dần dần
chính xác, năng khiếu (mũi, tai, mắt) dần dần cảm nhận tinh tường, phát triển, sức
để kháng mọi thứ tốt hơn, bệnh tật cũng được khắc phục và có những nhận thức
dẩn dần rõ rệt.
Thời xưa, những gia đình có ít nhiều chữ nghĩa, khi có người phụ nữ trong nhà ở
cữ và đã được “mẹ tròn con vuông”, người ta ghi chép rất chính xác ngày giờ đứa
bé ra đời để nhờ thầy tử vi xin cho lá số để suy tư, để tính toán về tương lai của đứa
bé. Nếu như lá số tốt lành thì cũng là sự vui mừng của gia đình, nếu lá số có điều
xấu thì phải cúng kiếng và tìm cách giải trừ các cung số báo những điều chẳng
lành.
Ngày nay, nhiều cặp vợ chồng khi sinh con họ cũng đểu nhờ người biết tử vi lấy
cho con mình một lá số để xem, để biết, để có thể ngăn ngừa những điểu xấu đã
được báo trước. Tuy hầu hết những người xin lá số đều không tin tử vi là bộ môn
khoa học, nhưng họ chỉ theo trào lưu và thực chất đây cũng chỉ là “trò chơi văn hóa”
mà thôi.
Ông cha ta từ xưa đã quan niệm rất sâu sắc về giá trị con người: “Người ta là
hoa của đất”, “Một mặt người hơn mười mặt của” hoặc “Người làm ra của chứ của
không làm ra người”... nên giá trị của con người có ý nghĩa nhân văn và thẩm mỹ
đặc biệt. Chính vì vậy, khi bé mới ra đời cha mẹ phải “nâng như nâng trứng, hứng
như hứng hoa”.
Thời xưa, những người sinh con muộn mằn hoặc hiếm hoi thường “bán khoán”.
Đây là một tục đã có từ xưa, nghĩa là bán (sinh mệnh) cho Phật, để đứa bé được
yên ổn, bố mẹ bớt lo lắng. Khi đã bán khoán rồi thì đứa trẻ là con nuôi của Phật.
Để thực hiện bán khoán phải có những nghi lễ rất chi tiết và cụ thể: Trước hết bé
phải được trăm ngày tuổi (là khoảng thời gian đủ để sạch những uế tạp lặt vặt của
lúc mới sinh và lúc đó người mẹ cũng đã hết tuần chay gái đẻ.
Xưa cũng như nay, thủ tục bán khoán cũng đơn giản và nhẹ nhàng: Muốn bán
khoán, gia đình phải chọn ngày tốt, mang lễ vật lên chùa trình bày nguyện vọng
của mình với nhà sư trụ trì ngôi chùa đó. Gia chủ nhờ thày viết lá sớ xin bán khoán
đứa trẻ vào một tờ khoán (tờ khoán được hiểu là tờ văn tự bán con cho Phật). Tờ
khoán được làm hai bản và có dấu ấn của chùa. Nghi lễ được thực hiện nơi Tam
bảo: cha mẹ làm lễ trước bàn thờ, bản khoán được để trên chiếc đĩa trang trọng đặt
trên bàn thờ, nhà chùa hoặc thẩy cúng đọc sớ. Khi nghi lễ thực hiện xong thì hóa
sớ, còn bản khoán được lưu lại tại chùa (một bản) và bản còn lại thì cha mẹ bé
mang vể.
Có người xem số, lại chỉ hợp với Đức Thánh Trần (Đức Trần Hưng Đạo) thì bán
179