Page 168 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 168
xếp đủ 12 miếng trầu cánh phượng, mười hai miếng cau cánh tiên, đến nhà cô dâu
báo xin giờ đón dâu. Tại sao phải là 12? Vì các cụ cho hay là 12 tượng trưng cho 12
bà mụ (chăm sóc việc sinh đẻ sau này của cô dâu), 12 giờ trong một ngày, 12
tháng trong một năm và 12 vị thần (quan hành khiển) thay phiên nhau trông nom
đời sống con người.
Vì sao lại phải đến xin dâu khi hai gia đình đã thỏa thuận rồi? Vì trước đây có
những cuộc tình duyên ép buộc, cô gái kiên quyết chống lại, nên thường bỏ trốn
vào phút chót; hoặc do tai biến bất thường như ốm đau hoặc tai nạn. Việc xin dâu
vào lúc áp ngày, giờ cưới, mục đích nhằm đảm bảo cho lễ cưới suôn sẻ, tránh điều
tai tiếng có thể xảy ra đối với họ hàng, quan khách: Đám cưới không có cô dâu.
Định xong ngày, giờ đón dâu rồi, chủ hôn cử người mang lá trầu, quả cau đi
mời ông cầm hương, ông là người sẽ cầm bó hương dẫn đầu đám rước dâu.
Thường người ta chọn người đứng tuổi, phúc hậu, gia đình nền nếp, vợ chổng song
toàn, không tang chế, con cháu đông vui, hòa thuận. Như vậy ông là có phúc, có
lộc, mời ông giúp đám cưới, ông sẽ chia sẻ phúc lộc cho đôi trẻ sau này. Còn đối
với ông, ông tự coi đây là một vinh dự - vì ông là tượng trưng cho sự hoàn hảo, đầy
đủ, dân làng quý trọng ông. ông cầm hương, mặc áo dài đỏ, quần tơ tằm vàng
(màu đỏ tượng trưng cho sự sống), ồng cầm hương nhai miếng trầu, dùng một tuần
trà, chờ đợi thực hiện nghi lễ. Các cụ truyền lại rằng: Hương thơm chứng tỏ đám
rước dâu thanh sạch, hương thơm cũng đuổi ma quỷ (theo đám cưới để quấy nhiễu)
gặp trên đường.Trình tự lễ đón dâu ngày cưới
Một số gia đình nhà trai phải có lễ xin dâu trước lễ đón dâu, còn một số khác
lại gộp lễ xin dâu và lễ đón dâu làm một.
Cũng giống như lễ ăn hỏi, lễ đón dâu đều có những quy tắc và thủ tục riêng
được trình bày cụ thể dưới đây:
Lễ xin dâu
Trước khi đến giờ đón dâu chính thức, đại diện nhà trai, thường là mẹ chú rể
cùng cô hoặc bác thân thiết sẽ mang cơi trầu đến nhà cô dâu trước để làm lễ xin
dâu. Mẹ cô dâu sẽ nhận tráp trẩu cau và mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên
của nhà gái. Đây là nghi lễ truyền thống lâu đời, có ý nghĩa như lời chấp nhận chính
thức cho cô dâu về nhà chồng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người thường muốn tranh
thủ thời gian trong buổi lễ đón dâu nên thường gộp lễ xin dâu và đón dâu vào làm
một, mẹ chú rể sẽ không phải đến nhà gái trước nữa.
- Nếu hai gia đình thống nhất nhập lễ xin dâu và lễ đón dâu vào làm một thì
trước khi đến nhà gái, nhà trai chuẩn bị một cơi trầu để làm thủ tục xin dâu. Khi gộp
hai lễ, lễ xin dâu phải diễn ra rất nhanh để lễ đón dâu được tiếp tục.
Chào hỏi, tuyên bố lý do
170