Page 166 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 166
Một vài mùa lúa đã trôi qua, nhà trai sêu Tết đều đặn, chu đáo. Mối quan hệ
ràng buộc hai nhà cũng đã khăng khít. Nhà trai xem tuổi, định năm cưới. Tập quán
xưa: “Cưới vỢ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”. Phải bấm xem tuổi tốt
xấu của cô dâu tương lai. Thường chuyện này người ta đã tính từ trước. Khi đã chọn
được năm, tháng, ngày tốt, nhà trai nhờ người mối mai tới báo cho nhà gái biết, để
xin ý kiến và cùng lo lắng. Cũng trong dịp này, người mối mai cũng hỏi chính thức
xem nhà gái cần những gì để “dẫn cưới”.
Đúng như tên gọi, “nạp tệ” tức là nộp tiền. Đây chính là kết quả sau cuộc nghị
hôn giữa hai bên gia đình. Trong cuộc họp bàn này, nội dung chủ yếu xem bên nhà
gái đòi hỏi nhà trai phải nạp những gì. xưa cuộc bàn bạc này gọi là “thách cưới”.
Trong đó nhà gái đòi đủ thứ. Từ các đ6 quý về trang sức như: vòng, xuyến, hoa tai,
xà tích, quẩn áo mớ ba mớ bảy... Bạc trắng, tiền giấy, rượu, gạo, lợn... Đã gọi là
“thách” thì bên nhà gái thường nói đội lên những yêu cầu rất cao về các đồ sính lễ.
Nhà trai tùy khả năng có thể mà đáp ứng. Có khi bên nhà gái đòi mười, bên nhà
trai chỉ có hai, ba.
Có những trường hợp bên nhà trai không có thể đáp ứng được đầy đủ, việc
cưới đành phải tạm hoãn. Thường thì đã đến nước này, họ nhà trai phải cố gắng, vì:
“Trổng cây đã tới ngày ăn quả”, lo vay mượn ngược xuôi, không nên trì hoãn nữa,
nếu không định doãi ra. Những trường hỢp như vậy, dù sao vể tình cảm hai bên
cũng có ít nhiều tổn thương. Nếu gặp phải bà mạ chồng khó tính thì, sau này cô
dâu “khốn khổ với bà”. Gương cũ để lại chuyện này không hiếm.
Cũng có những trường hợp, hai bên đi lại nhiều năm, đã hiểu nhau, thông cảm
với nhau, cùng nhau hỢp lực vun đắp cho hạnh phúc lứa đôi, nhưng cũng không thể
mang tiếng là “cho không”, ông bố vợ từng trải sẽ nói cho bên nhà trai và chàng rể
rõ, lối sống thanh bẩn và mối dây liên kết hai nhà bển lâu mới là chuyện đáng quý.
Với ông thì “Giá thú bất luận tài”.
Còn đối với nhà nghèo, chuyện lại đơn giản hơn nữa. Người ta chỉ lưu ý đến
những cái tối thiểu vể lễ nghi, đạo đức. Thường là cần ba lễ mặn, nhưng là lễ mặn
nhà nghèo, không cao lương mỹ vị, không giò, nem, ninh, mọc, mà mỗi lễ chỉ gồm
đĩa xôi và con gà luộc, kèm theo trầu, cau, rượu là được. Đây là ba lễ với tổ tiên,
không được quên dù nghèo, đó là:
- Lễ nhà tộc trưởng bên vỢ;
- Lễ tại nhà thờ cậu của vỢ;
- Lễ gia tiên tại nhà.
Khi cúng xong thl “kiến tự” tức hạ xuống hưởng lộc.
168