Page 165 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 165

cùng ỏ lại dùng bữa cơm thân mật. Trong trường hợp nhà trai ở xa, nhà gái cũng sẽ
     mời nhà trai ỏ lại dùng cơm luôn. Tuy nhiên việc này phải được thống nhất từ trước
     để nhà gái có kế hoạch đặt cỗ và chuẩn bị tiếp đón chu đáo.

         Thông thường,  lễ  ăn  hỏi diễn  ra trong  khoảng từ 30 phút đến  1  tiếng đồng  hổ.
     Tuy nghi  lễ  không quá  phức tạp  nhưng đây được coi  như lễ  đính  ước truyền thống
     không thể thiếu trong đám  cưới Việt Nam,  nên dù  cô  dâu chú  rể hiện đại vẫn cần
     phải tuân thủ  cũng  như thực hiện đúng trình tự lễ ăn  hỏi để đám cưới được diễn  ra
     suôn sẻ.

          Quan hệ hai bên sau lễ ăn hỏi

         Sau  lễ  ăn  hỏi,  chàng  rể  được  thừa  nhận  như con  cái  trong  nhà.  Phải  thường
     xuyên  thăm  hỏi  gia  đình  bên  vợ,  săn  sóc  khi  có  người  nhà  ốm  đau,  giúp  việc  khi
     nhà có công việc, coi như đây là việc nhà  mình. Các nhà  nho xưa gọi chàng  rể lúc
     này là “bán tử chi tình” (tình cảm như nửa con trai).

          Ngày xưa, từ sau lễ ăn hỏi đến lễ cưới kéo dài hằng năm, thậm chí vài ba năm.
     Đám  nào cưới  gấp  sau  khi  ăn  hỏi  người  ta  cho  là  khiếm  nhã,  hoặc thường  bị  dân
     làng dị nghị và nghi là phía con gái có chuyện không bình thường.

         Trong thời gian từ  lễ  ăn  hỏi  đến  lễ  cưới,  người con  rể  phải theo đủ  các  lễ  sêu
     Tết trong  năm.  Tức  là  mùa  nào  thức  ấy,  đủ  các  tháng  trong  năm,  người  rể  chưa
     cưói ấy phải có quà  lễ  biếu cha mẹ vợ  một cách chu đáo, chân thành, cẩn thận, ở
     vùng đồng bằng Bắc bộ thời ấy thường: tháng 3 sêu vải (theo âm lịch); tháng 5: đậu
     xanh,  ngỗng;  tháng  7:  na,  nhãn  lổng:  tháng  9:  cốm,  hồng,  gạo  mới,  chim  ngói;
     tháng chạp: cam, mứt; Tết Nguyên đán thì phong phủ hơn, sang hơn.

          Cũng có nơi, có nhà hiếm con, bắt chàng trai sau lễ ăn hỏi phải đến ổ rể từ một
     đến ba năm, rồi mới được cưới. Thời gian ỏ rể cũng là thời kỳ thử thách: từ lao động
     đến cung cách làm ăn, thái độ đối nhân xử thế... Đây cũng là thời kỳ chàng rể sẵn
     sàng làm việc không tiếc sức, lại phải khiêm tốn, vui vẻ không chỉ để lọt “mắt xanh”
     của nàng,  mà chính  là làm vừa lòng bố mẹ vợ, thậm chí phải bỏ qua nhiều chuyện
     dù có thấy “chướng ta gai mắf. Vì thế người ta nói; “ỏ rể như chó nằm gầm chạn” là vậy.
         Tục ỏ rể phổ biến và chắc gây phiền hà trong mối quan hệ xã hội, trỏ thành hủ
     tục (thời gian kéo dài, chàng rể bị lợi dụng quá lâu), nên Lê Thánh Tôn (thế kỷ XV)
     phải  ra điều  ngăn cấm: "Khi đã có  lễ xin cưới  rồi, thì cấm  không được để đến 3 - 4

     năm mới cho rước dâu. Sau khi nhận lễ hỏi phải chọn ngày cưới”.



     4.  LÊ  NẠP CHÍNH


          Lễ này cũng gọi là lễ nạp tệ.



                                                                                            167
   160   161   162   163   164   165   166   167   168   169   170