Page 135 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 135
4. TẬP TỤC TIỄN ĐÓN TÁO QUÂN TRONG DỊP TẾT
Người xưa cho rằng ngày Tết hết sức quan trọng do nó quyết định vận thế, sự
nghiệp và tài lộc cho cả năm sau.Táo quân cai quản khói lửa ỗ hạ giới, lại thường ỏ
trong bếp nên biết hết chuyện hay dỏ của gia đình trong cả năm, sau khi nghe
thông báo xong Ngọc hoàng sẽ căn cứ vào đó để định đoạt, có thể là khen thưỏng
cũng có thể là quỏ phạt.
V) vậy, trước khi Táo quân lên thiên đình người ta bày lễ cúng để Táo quân “nói
tốt” cho nhà mình. Tục xưa thường để bàn thờ, bài vị của Táo công treo trên tường
nhà bếp, thần vị làm bằng giấy vẽ hình táo quân và một bát hưđng, cúng vào buổi
sáng và buổi tối, nhưng ngày nay không còn phong tục này nữa.
Đồ cúng táo quân thông thường là các loại kẹo bánh có vị ngọt, hi vọng thần
ăn đồ ngọt sẽ không bẩm báo những chuyện nhỏ nhặt với Ngọc đế. Sau khi cúng
tế xong đem đồ ngọt bôi quanh miệng bếp, tượng trưng miệng thần quân dẻo ngọt
không bẩm chuyện xấu của nhà mình với Ngọc hoàng. Nếu nhà có trẻ nhỏ thì cúng
thêm một con gà trống để mong đứa trẻ phát triển khỏe mạnh.
Khi cúng tiễn thần bếp, người ta thường phải tắm rửa sạch sẽ, dùng muối, hoa,
tinh dầu, lá bưởi hoặc các loại lá thơm làm nước tắm, sau khi tắm xong thay quần
áo sạch sẽ rồi mới cúng.
Có tiễn thần thì cũng có đón thần, ngày nay khi nghe thấy từ “đón thần”, có lẽ
nhiều người liên tưỏng đến đón Thần Tài, nhưng thực ra đón thần ở đây lại là tập
tục quan trọng hơn so với tiễn thần. Sau khi Táo quân được tiễn lên trời để bẩm báo
với Ngọc hoàng, ngày 25/12 là ngày nghỉ, Ngọc hoàng sẽ dẫn quần thần xuống
nhân gian thị sát vì vậy ngày này hết sức quan trọng.
Người xưa quan niệm do ngày đó Ngọc hoàng xuống hạ giới nên trong mọi
người đều rất cẩn trọng về phẩm cách của mình: Không đánh cãi chửi nhau, không
nói bậy, không đòi - vay nỢ, không phơi quần áo... Tuy vậy đây chỉ là quan niệm
ngày xưa, ngày nay hầu như không còn nghi thức này nữa.
Sau khi tiễn Táo quân xong mọi người mới bắt đầu được quét dọn, tục gọi là
“quét tàn tinh” nhưng nếu năm đó nhà có tang ma thì không được quét, kiêng khói
bụi bay vào mắt người chết. Việc quét dọn, kê lại đồ đạc lại toàn bộ nhà thường
được thực hiện sau khi tiễn ông táo là do lúc này các thần đã về trời bẩm báo công
việc, chĩ còn một số thần nhỏ ỏ lại “trực” để duy trì trật tự, nếu có xê dịch làm đảo
lộn đồ đạc thì cũng không mạo phạm đến thần.
Sau quét dọn mới đến phần lau rửa, ngoài ý nghĩa làm vệ sinh môi trường xung
quanh, lau chùi, rửa sạch đồ đạc trong gia đình còn có ý nghĩa quan trọng hơn đó là
sự thanh tịnh trong thâm tâm, phản tỉnh những sai lầm trong cả năm. Người xưa cho
rằng nếu chỉ chăm chút bề ngoài mà không coi trọng sự thay đổi hướng thiện trong
137