Page 122 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 122

của cầu vải, chân thang  ngâm xuống  nước, vong  hồn  nạn  nhân sẽ theo thang  này
         đi lên cầu vải.


             8.  Bảy lá cờ  làm bằng giấy, cắm dọc theo cầu vải vào ngay chỗ có các cọc đỡ
         xà  ngang bằng tre, trên  mỗi  là cờ ghi  một lời chú  hay lệnh của Địa tạng vưđng cho
         Hà Bá và các sứ giả để đi tìm hồn vía của nạn nhân.
             9. Một con thần kê, tức là con gà trống nhốt trong lồng đặt bên thần tượng, dưới
         cầu vải. Pháp sư cho gà nuốt một lá bùa để gà có phép linh tìm được vong hồn nạn
         nhân;  bỏi  gà  sống  có  đủ  5  đức tính  cao quý;  vân,  vũ,  dũng,  nhân  và  tín.  Gà  sống
         nuốt bùa nên đã thành gà thần (thần kê).

              10. Một nồi bùa,  là nồi đất có đậy vung, ở trong đựng bùa, trên vung chèn một
         hòn  gạch  nặng  phòng  mãnh  lực từ trong  nồi  phát ra để gây tại  nạn  cho thân  nhân
         người bị nạn.

              11. Một chiếc thuyền neo ở bờ sông dùng trong lúc làm lễ; sẽ chở nồi bùa, hình
         nhân và thần kê ra giữa sông rồi ném xuống động nước.

             Theo truyền  thống  thì  pháp  sư  làm  chủ  lễ.  Chủ  lễ  và  2  phụ  tá  ngồi  trên  một
         chiếc  chiếu  đặt  bên  phải  bàn  thờ,  giữa  bàn  thờ  với  bờ  sông;  còn  gia  chủ  và  thân
         nhân nạn nhân ngồi trên một chiếc chiếu khác, quay mặt về cùng một phía với chủ
         lễ. Vào lễ, pháp sư đọc sớ xin Hà Bá chiêu hồn nạn nhân. Sau khi đọc sớ khấn xin
         Hà  Bá và thần  linh thì  một phụ  tá  đọc sớ  chiêu  hồn  nạn  nhân và  cuối cùng  là đọc
         sớ  khấn  vong  hồn  nạn  nhân.  Trong  khi  đọc  sớ,  pháp  chủ  và  phụ  tá  làm  phép và
         đọc sớ xong thì cho hóa ngay: và sau đó pháp sư dẫn vong hồn nạn nhân nhập vào
         cành phan. Tiếp nữa là lễ khai quang: rnục đích là với lễ này tấm gương sẽ làm cho
         hồn  phách nạn  nhân trở  lại sáng suốt.  Sau lễ  khai quang, pháp sư và  những  người
         hành  lễ xuống thuyền với  hình  nhân,  nồi bùa và thần  kê cho thuyền bơi quanh chỗ
         nạn nhân lâm nạn, pháp sư cầm thẩn kê niệm chú, phụ tá đánh trống,  rồi ném hình
         nhân và cả thần  kê xuống sông, và cuối cùng nồi bùa cũng được ném xuống dòng
         sông, trong lời khẩn cầu của pháp sư. Lễ bắc cầu giải oan cho nạn nhân hoàn tất.

              Gọi hồn

              Muốn gọi  hồn  cần  phải  đặt quẻ, và  quẻ  phải  do người  lành vía đặt.  Người  này
         đưa  một cơi  trầu  và  mấy đồng tiền  kẽm.  Món  tiền  này chính  là  để  thù  lao  cho  cô
         hồn,  cô  hồn thắp hương đặt lên cơi trầu, đoạn  bưng cơi trầu trong có đặt tiền  quẻ,
         nâng  ngang  trán  khấn  ông  Chiêu  và  Dí để  hai  vị  linh  thần  này xuống  âm  phủ  tìm
         linh hồn người đã chết về.

              Một lát sau, âm  hồn  nhập vào cô  hồn,  kể  lể  khóc lóc,  nói lại  lúc lâm chung, tả
         oán  cảnh tình  ly  biệt.  Lúc  ấy  người thân  xúm  vào  hỏi  hồn.  Hồn  sẽ  tùy  những  câu
         hỏi mà trả lời, và tùy theo người hỏi nhận anh em, vợ con hoặc người khác trong gia
         đình. Người ta cho rằng, âm hồn có thể nhận đúng ai là cha, ai là mẹ... và nói được


          124
   117   118   119   120   121   122   123   124   125   126   127