Page 100 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 100
Linh cữu ỏ nhà quàn (hoặc phòng quàn) thường đặt theo chiều dọc, đầu quan
tài hướng vào phía trong để người đến phúng viếng thắp hương và mặc niệm phía
trước quan tài. Khi di chuyển quan tài ra xe tang (chuyển cữu) thì xoay đầu quan tài
ra phía cửa để thuận chiểu đi (đầu đi trước). Nhân dân ta có câu “đầu có xuôi thì
đuôi mới lọt” cũng là hợp lẽ. Một số địa phương cũng có tập quán đặt linh cữu theo
chiểu dọc, nhưng chân thi hài lại hướng vào phía trong. Trường hỢp này thì khi
chuyển cữu không cần xoay nữa.
Cần lưu ý rằng thường tình, nhiều địa phương chuyển cữu theo tư thế đầu đi
trước, nhưng cũng có địá phương lại có tập quán lúc chuyển cữu thì chân lại hướng
về phía trước nên cũng tùy tập quán từng nơi mà làm cho thích hỢp.
Cá biệt, phòng quàn quá hẹp chiểu dọc, người ta có thể đặt linh cữu theo chiểu
ngang để viếng, cũng vẫn được.
Ngay từ sau lễ phát tang, linh cữu được định vị nơi quàn thì trên nắp linh cữu
liên tục được thắp hương, nến, để tránh sự lạnh lẽo. Người ta cũng quan niệm rằng,
còn ánh lửa là sự sống còn được duy trì (đó chính là nguyện vọng của người sống).
Nó làm ấm lòng người.
Dân ta còn chọn một vài đoạn của cây chuối nhỏ (khoảng bằng cổ tay), cao
khoảng 4 - 5 phân để trên nắp quan tài mà cắm hương. Nến cũng được thắp trên
nắp quan tài cho đến khi hạ huyệt (thường thắp 7 ngọn theo hình thất tinh).
Trên nắp quan tài, dân ta thường cúng “bát cơm, quả trứng". Đây là một lễ thức
cổ xưa, quan niệm người chết về thế giới bên kia vẫn cần có thức ăn. Đây là suất
ăn đường khi về với tổ tiên. (Người ta xới 2 bát cơm úp vào nhau cho có mu lên.
Một bát cơm ta ăn là dương, nhưng hai bát cơm úp vào nhau lại trở thành âm. Quả
trứng tròn là dương - vì nếu ấp quả trứng sẽ nở thành con - dương. Việc cúng “bát
cơm, quả trứng” bắt nguồn từ thuyết xa xưa vể âm - dương. Có âm - dương mới sinh
ra muôn loài, sinh ra con người.* Từ thời cổ đại Trung Quốc, Khổng Tử - nhà triết
học lỗi lạc đã nói: “Hữu thiên địa nhiên hậu hữu âm dương, hữu âm dương nhiên
hậu hữu nam nữ, hữu nam nữ nhiên hậu hữu phu thê, hữu phu thê nhiên hậu hữu
phu tử”. (Có trời đất rồi mới có âm dương, có âm dương rồi mới có nam nữ, có nam
nữ rổi mới có vợ chồng, có vỢ chồng rồi mới có con cái).
Người ta luộc quả trứng lên, bóc vỏ đặt lên bát cơm thì quả trứng dễ rơi, nên
người ta lấy 2 chiếc đũa (một đôi) cắm hai bên sát vào quả trứng, nhằm giữ cho
quả trứng không rơi. Nếu lấy đồi đũa bình thường là trần tục, nên người ta vót đôi
đũa mới có tua lên (gọi là đũa bông) - việc làm đó đã nâng lên thành văn hóa.
Nhưng đũa được vót mấy bông? Sách xưa không thấy đề cập tới, nhưng nhiều nhà
nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng: Nếu người quá cố có bao nhiêu người con
thì được vót bấy nhiêu.bông. Vì vậy, chỉ nhìn bát cơm quả trứng trên nắp quan tài,
người ta có thể biết ngay rằng người quá cố có từng ấy người con.
102