Page 97 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 97

quan tài.

        Tục lệ cho rằng: Với lễ  phạt mộc, thần trùng và  ma quỷ sẽ sỢ hãi chạy ra khỏi
   áo quan.. Người  xưa còn  giải  thích  rằng,  ngoài  việc đuổi thần trùng  và  ma quái,  lễ
   phạt mộc còn có mục đích đuổi các mộc tinh vẫn thường ẩn nấp trong cây gỗ từ khi
   ỏ  trong  rừng  cho  đến  khi  cây  gỗ  bị  hạ  sau  đó  xẻ  đóng  làm  áo quan,  vẫn  còn  lẩn
   khuất trong áo quan.

        Khi lễ này kết thúc, người nhà tang chủ còn ném một nắm gạo - muối ra đường
   để tống tiễn hết mọi loại ma quỷ và mộc tinh ra ngoài quan tài.




   2.  NGHI LỄ  NHẬP QUAN


        Khi đã thực hiện nghi lễ  khâm liệm, thân nhân có mặt đứng theo thứ tự gần xa,
   trên  dưới  quanh  quan  tài  để  chuẩn  bị thực  hiện  lễ  nhập  quan,  cổ tục có  quy định
   cho  con  trai  đứng  bên  trái,  con  gái  đứng  bên  phải  người  chết  (cổ  tục  có  nói  đến
   những người “kỵ tuổi” với người chết và giờ chết trong vòng con cháu ruột thịt, phải
   lánh  mặt ra chỗ  khác, để  ngừa tai  họa về sau - người ta tin  rằng người chết có thể
   bắt theo), cổ tục này ngày nay phần lớn đã bị loại bỏ.

        Nếu  gia đình  nào đã  chuẩn  bị tấm  vải tạ  quan  (tấm  vải  lót ở  đáy quan tài) thì
   những  người  lo việc  nhập  quan  nâng  người  chết lên  bằng  bốn  góc của tấm  vải tạ
   quan, sau đó đặt nhẹ  nhàng thi thể vào áo quan.  Nếu không có tấm vải tạ quan thì
   người ta dùng 3 đoạn dây luồn ở dưới thi thể,  những người thực hiện cầm các đầu
   dây nhẹ nhàng đặt thi hài vào quan tài. Chú ý không nâng thi hài trực tiếp bằng tay
   để nhập quan. Khi nhập quan xong, để quan tài đúng vị trí thờ.

        Quan  tài  sau  khi  đã  miết  kín  các  mạch  hở,  đáy quan  tài  cần  phải  rải  một  lớp
   chè  bồm,  hoặc gạo nếp  rang cháy dày khoảng 3 - 4 phân để hút hđi ẩm từ thi thể
   toát ra, nhằm giữ cho thi thể luôn luôn khô ráo. Trước đây, theo tập quán của nhân
   dân ta, sau khi rải lớp gạo nếp rang cháy vào đáy quan tài thì đặt lên một mảnh ván
   có  đục 7  lỗ  theo vị trí sao  Bắc đẩu  - gọi  là  mảnh  ván “thất tinh”,  để  khí ẩm  và  hdi
   nước trong thi thể toát ra, được hút vào gạo rang qua 7 lỗ đó, phong tục đục 7 lỗ là
   theo sách Thọ Mai gia lễ. Ngày nay người ta có thể thay tấm gỗ bằng những tờ giấy
   bản  có  đục  lỗ,  để  ngăn  cách  phần than tro gạo nếp  rang cháy với thân thể  người
   chết để hút ẩm. Có thể đục 7, 9,  11  lỗ là tùy quan niệm của con người. Nhưng phải
   đục lỗ để có chỗ thoát ẩm và hđi nước, đây là việc làm cần thiết,

        Khi đặt thi  hài vào quan tài, cần dự phòng một số vật liệu để kê, đệm, lót (nếu
   quan  tài  rộng),  làm  cho thi  thể  cố định  thành  một  khối  với  quan  tài,  khi  di  chuyển
   quan tài  không  lắc lư, xê  dịch. Đặc biệt phải  kê  lót phía đầu quan tài thật chu đáo.
   Vật  liệu  kê,  đệm  nên  dùng  các  gối  bông  nhỏ,  hoặc  gấp  giấy  bản  hay  vải  mềm
    nhiều lớp, dày mỏng tùy theo khi kê, đệm và phần đầu phải cao hđn phần chân.

                                                                                            99
   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102