Page 93 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 93

vọng giỗ Tết.  Người Việt Nam thường ngoài tôn giáo của mình đều có thờ phụng tổ
   tiên,  kể  cả  những  người  theo  Thiên  Chúa  giáo.  Thực  ra thờ  phụng  tổ  tiên  không
   phải là  một tôn giáo,  do đó  không thể gọi  là đạo ông bà được.  Là  một đạo phải có
   giáo chủ, giáo điều và việc hành đạo phải qua trung gian tu sĩ. Thờ phụng tổ tiên do
   lòng thành kính và biết đn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà cụ  kỵ đã khuất.

        Cây có gốc mới nỗ nhành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu, thì
   con người phải có tổ tiên  mới có thể có mình được.  Bỏ tổ tiên không thờ phụng tức
   là quên nguồn gốc, huống chi ồng bà đã là những người sinh dưỡng cha mẹ và cha
   mẹ  đã  là  những  người  sinh  dưỡng  mình.  Những  người  theo Thiên  Chúa  giáo,  tuy
   khồng  lập  bàn  thờ  tổ  tiên,  nhưng  không  phải  là  không  thờ  phụng  tổ  tiên.  Những
   ngày giỗ chạp họ vẫn làm cỗ và cầu  nguyện cho người đã khuất và việc không có
   bàn thờ  tổ tiên  là việc chuyển  đổi  bàn thờ  tổ tiên  đến  bàn thờ  Chúa,  vậy  nghĩa là
   vẫn có sự thờ phụng tổ tiên thông qua bàn thờ của Chúa.

        Qua việc thờ  phụng tổ tiên tại Việt  Nam,  người  khuất và  người  sống  luôn  luôn
   có  một sự liên  hệ  mật thiết.  Sự thờ  cúng chính  là sự gặp gỡ của thế giới  hữu  hình
   và vũ trụ  linh thiêng. Đối với người Việt Nam, chết không có  nghĩa là chết hẳn, thể
   xác tuy chết nhưng linh hồn vẫn còn và vẫn còn lui tới với gia đình. Thể xác thì tiêu
   tan, nhưng linh hổn thì bất diệt.

        Dân  gian  luôn  tin  rằng,  trần  sao âm  vậy,  người  sống  cần  gì,  sống  làm  sao thì
    người  chết cũng  như vậy và  cũng có  một cuộc “sống” ở  cõi  âm  như ỏ trên  dưđng
    thế.  Nói cách  khác đi,  người  chết cũng cần ăn  uống tiêu  pha, có  nhà  ở  như người
    sống.  Tin  như vậy,  việc  cúng  lễ  là  cần  thiết,  và  việc thờ  phụng  tổ  tiên  không  thể
    không  có  được, cổ tục  lại  có tin  rằng vong  hồn của những  người đã  khuất thường
    luôn  ngự  bên  bàn  thờ  để  được  gần  con  cháu,  theo  dõi  con  cháu  trong  công  việc
    hằng ngày và giúp đỡ con cháu trong những trường hợp cần thiết.




    4.  NHỮNG D)P CÚNG  LỄ GIA TIÊN

        Trong gia đình, khi có những biến cố vui, buồn... người ta đều cúng gia tiên.

        Ví như:

        - Ngày sinh con,

        - Ngày con đầy cữ, ngày con đầy tháng,

        - Con cái bắt đầu di học,

        - Con cái di thi cử,

        - Ngày dựng vợ, gả chồng cho con cái,

         - Lập được công danh,
                                                                                            95
   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98