Page 90 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 90

It. THỜ CÚNG TÔ TIÊN -  TÍN NGƯỠNG DẶC SẮC


                                         CỦA NGƯỜI VIỆT






         1.  THẾ NÀO LÀ TÍN  NGƯỠNG THỜ CÚNG Tổ TIÊN?


              Tín  ngưỡng thờ  cúng tổ tiên,  phong  tục thờ  cúng tổ tiên  hay còn  gọi  được  gọi
         khái quát là Đạo ông Bà là tục lệ thờ cúng những người đã chết, đặc biệt là tổ tiên,
         của  nhiều  dân  tộc Đông  Nam  Á  và  đặc  biệt  phát triển  trong  văn  hóa Việt và  văn
         hóa Trung Hoa. Đối với người Việt đó gần như trỏ thành một thứ tôn giáo; không gia
         đình nào không có bàn thờ tổ tiên.

              Trong  tục  thờ  cúng  tổ  tiên,  người  Việt  coi  trọng  việc  cúng  giỗ  vào  ngày  mất
         (còn  gọi  là  “kỵ nhật”) thường  được tính  theo âm  lịch  (hay còn  gọi  là  “ngày ta”).  Họ
         tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ
         tiên  còn  được  thực  hiện  đều  đặn  vào  các  ngày  mùng  một  (ngày  sóc),  ngày  rằm
         (ngày vọng),  và  các dịp  lễ  Tết.  Khi  trong  nhà  có  việc quan  trọng  như dựng  vợ  gả
         chồng, sinh con,  làm  nhà, đi xa, thi cử...,  người Việt cũng dâng  hương,  làm  lễ cúng
         tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù  hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công.
          Bản  chất việc thờ  cúng tổ tiên  của  người  Việt  là từ  niềm  tin  người  sống  cũng  như
         người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau.




         2.  NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO THỜ CÚNG Tổ TIÊN

               Sự thờ cúng tổ tiên xuất phát từ một tin tưởng người ta có phần thể xác và tinh
         thần.  Phần tinh thần còn  lại sau  khi phần xác chết đi, thác là thể phách còn  là tinh
          anh. Sự tin tưởng vào linh hồn bất diệt và sống trong thế giới u minh,  hay là cõi âm
          là một tin tưởng có nguồn gốc sâu xa và rất phổ quát trong hầu hết các dân tộc tiền
          sử.

              Người tiền sử đối xử với người chết như khi họ còn sống và tin rằng linh hồn họ
          luôn luôn quanh quẩn cạnh người nhà để giúp đỡ và che chỏ cho những người  ruột
          thịt.  Những  linh  hổn  ấy sống trong  cõi  âm  nhưng vẫn  quanh  quẩn  ỏ  dương  thế dù
          với mắt người không nhìn thấy được. Tục thờ linh hồn người chết này có  rất sớm và
          tạo  nên  bản  sắc  tín  ngưỡng  truyền  thống  của  Việt  Nam.  Qua  nhiều  thời  gian,  tục
          này có thay đổi nhưng trên cơ sở tin tưởng vào sự không hủ  nát của linh hồn tổ tiên
          thì vẫn không thay đổi.

              Có thể nói  rằng tín  ngưỡng thờ cúng tổ tiên  là  một tín  ngưỡng  bản địa của dân

          92
   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95