Page 86 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 86
công, gia chủ cũng cúng Thánh sư với đồ lễ tương tự như đồ lễ cúng Thổ công:
nhưng lễ cúng Thánh sư quan trọng nhất trong năm nhằm vào ngày kỵ nhật của
Thánh sư.
Văn khấn Thánh sư cũng như văn khấn Thổ công, chỉ thay đổi cung thỉnh Thổ
công thành cung thỉnh Thánh sư, theo như bài vị của từng nghề, mỗi nghề một
Thánh sư. Thí dụ, ông trạng Bùng tức Phùng Khắc Khoan dạy dân ta nghề dệt the
lụa vào đời vua Lê Kính Tông.
Những người hành nghề, mỗi khi gặp việc trắc trỏ, đều làm lễ kêu khấn Thánh
sư để được phù hộ gặp sự may mắn.
26. TẬP TỤC THỜ CÚNG TRONG NGHI THỨC LÊN ĐỒNG
Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong
hoạt động tín ngưỡng dân gian (dòng Saman giáo) của nhiều dân tộc, trong đó có
tín ngưỡng dân gian Việt Nam. vể bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh
thông qua các tín đồ Saman giáo (ông đồng, bà đồng). Người ta tin rằng các vị thần
linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đổng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt
trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh
nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện
thân của vị thần nhập vào họ.
ở Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các thờ Mẫu Tam Phủ,
Tứ Phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, (Được gọi là Thanh Đổng)... về hình thức,
nghi thức lên đồng hầu về Hội Đồng Thánh Trần mang tính saman nặng hơn khi lên
đồng hầu về Tứ Phủ bỏi hầu về Hội Đổng Thánh Trần có các hành động trực tiếp
lên thể xác Thanh Đồng (người ở ngoài nhìn đôi khi thấy sợ) như đi trên than hồng,
xiên lình (dùng thanh sắt sắc nhọn đâm xuyên qua hai má và xuyên qua quả cau
trong miệng thanh đồng), ăn lửa, lên đai (một hình thức thắt cổ,có người được gọi là
sát căn, có khi lên 3 đai)...
Người đứng giá hầu đổng gọi chung là Thanh Đồng,Thanh Đồng là nam giới và
được gọi là "cậu", nữ giới được gọi là "Cô hoặc Bà Đồng". "Cậu" thường mặc bộ
quần áo lụa, mặt tô son điểm phấn (tóc có thể để dài như con gái). Thường có hai
hoặc bốn phụ đổng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng) đi theo Thanh Đồng
để chuẩn bị trang phục, lễ lạt... Trong một buổi lên đồng thì có rất nhiều "giá". Mỗi
lần thay giá, người ta lại phủ lên "cậu" một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và lúc
này Thanh Đồng đang ỏ một “giá" mới và phải thay bộ trang phục xống áo, khăn
chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng... sao cho tương xứng với "giá" này. Khi thì Thanh Đồng
hóa thân thành một vị tướng, khi thì là một quan lớn uy nghiêm oai vệ, lúc lại hóa
thân thành một cô gái đang tung tăng nhảy múa... Điệu múa của Thanh Đồng cũng
88