Page 81 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 81

Liễu  Hạnh  Công chúa được thờ  ỏ  rất nhiều  nơi  như phủ  Giầy,  phủ  Tây Hồ và
   đền  Sòng  Sơn  Vọng Từ  ỏ  (Hà  Nội),  đền  Sòng và  đền  Phố Cát,  Phủ  Giày... trong
   đó, phủ  Giầy ở Vụ  Bản  Nam Định là nơi quan trọng nhất. Hằng năm, đến ngàý húy
   của bà, dân chúng đi trẩy hội  rất đông, đặc biệt là ỗ  hội  Phủ  Giầy vào tháng 3 âm
   lịch. Thành ngữ có câu: "Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ", nói về ngày giỗ của
   hai  vị  được dân  gian thờ  cúng:  Cha  là  Vua Cha  Bát Hải  Động  Đình  và Trần  Hưng
   Đạo, còn “Mẹ” chính là bà Chúa Liễu.

       Bà còn được tôn vinh trong hệ thống tứ bất tử. Bà thường được thờ cùng với hệ
   thống Tam  Phủ,  nên tạo thành Tứ  Phủ.  Mẩu  Liễu  Hạnh còn được thờ trong  một tín
   ngưỡng riêng gọi là Tam Tòa Thánh Mẫu.

       Đời  thứ  nhất  Mãu  giáng  sinh  tại  thôn  Quảng  Nạp  xã  Vỉ  Nhuế  huyện  Thái  An
   phủ  Nghĩa  Hưng trấn  Sơn  Nam,  trong  nhà  thái  ông  họ  Phạm  hiệu  là  Huyền  Viên,
   thái  bà  hiệu  là  Thuần  hai  người  cùng  một quê.  ổ  đời  này  mẫu  cũng  luôn  giữ  chữ
   Trinh  hiếu  thảo thờ  phụng  cha  mẹ,  sau  trở  về  chốn  linh  tiêu,  mẫu  tại  thế từ  năm
   Giáp  Dần  niên  hiệu  Thiệu  Bình  nguyên  niên  năm  1434  cho  tới  năm  Quí Tỵ  niên
   hiệu Hồng Đức thứ 4 năm  1473. Đời thứ hai của mẫu giáng sinh vào nhà thái công
   họ  Lê  tại  xã  Vân  Cát huyện  Vụ  Bản  phủ  Nghĩa  Hưng,  thái  công  họ  Lê  tên  húy là
   Đức Chinh. Tới tuổi trưỏng thành  được gả  cho Trần  Đào  Lang ỏ thôn An Thái  sau
   đổi  là Tiên  Hương,  sinh  được  một con trai tên  là  Nhâm,  ở  kiếp  này mẫu tại thế từ
   năm  Đinh  Tỵ  niên  hiệu  Thiên  Hựu  nguyên  niên  1555  cho  tới  năm  Đinh  Sửu  niên
   hiệu Gia Thái thứ 5 năm  1577. Đời thứ ba của mẫu giáng sinh tại xã Tây Mỗ huyện
   Nga Sơn tỉnh Thanh  Hóa,  lấy chồng  họ  Mai  là tái  hỢp với  hậu thân của Đào Lang,
   sinh  được  một  con  trai  tên  là  cổn,  được  hơn  một  năm  mẫu  quay  gót  trỏ  về  đế
   hương.  Sau  Ngọc  hoàng  chuẩn  cho  mẫu  được  trắc  giáng  xuống  cõi  trần  thường
   xuyên tiêu dao khắp nơi, được miễn vòng sinh tử luân hồi.

       Mẫu  Thượng  Thiên  sáng  tạo  bầu  trời  và  làm  chủ  quyển  năng  mây,  gió,sấm,
   chớp...

        Mẫu  Liễu  Hạnh  xuất  hiện  vào  khoảng  đội  hậu  Lê,  nhưng  nhanh  chóng  trỏ
   thành  vị  Thần  chủ  của  Đạo  Mẫu  Việt  Nam  và  đưoc  tôn  vinh  với  tư  cách  là  Mẩu
   Thượng Thiên, đưoc thờ ở vị trí trung tâm, mặc trang phục màu đỏ.

       Thánh Mẫu Liễu  Hạnh được cho là công chúa của Ngọc Hoàng Thương đế, do
   lỡ tay  làm  vỡ  chén  ngọc  mà  bị đày xuống trần  làm  con  gái  nhà  họ  Lê  ở  nơi  ngày
   nay thuộc tỉnh Nam Định vào năm  1557.  Dưới trần, bà có cuộc sống ngắn ngủi, lấy
   chổng và sinh con  năm  18 tuổi và chết năm 21  tuổi.  Do bà yêu cuộc sống trần tục
   nên  Ngọc  Hoàng  cho  bà  tái  sinh  lần  nữa.  Trong  kiếp  mới,  bà  du  ngoạn  khắp  đất
   nước,  thưởng  ngoạn  phong  cảnh  thiên  nhiên,  gặp  gỡ  nhiều  người.  Bà  thực  hiện
   nhiều  phép  mầu,  giúp  dân  chống  quân  xâm  lược.  Bà  trở  thành  một  lãnh  tụ  của
   nhân  dân  và thậm  chí bà  còn tranh  đấu với vua chúa.  Do đức  hạnh  của bà,  nhân


                                                                                           83
   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86