Page 85 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 85

ông làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh toàn quân và đưa sự chỉ huy mưu lược và tài
     giỏi của ông; quân giặc liên tục bại trận ở khắp nơi. Năm  1288 chúng buộc phải rút
     khỏi nước ta.
         Trần Hưng Đạo là danh tướng xuất sắc của nước ta suốt hai ngàn năm nay, để

     lại  nhiều  chiến  tích  hiển  hách,  ông  được  phong  tước vương  nên  gọi  là  Hưng  Đạo
     Vương.


         Trong  tâm  thức  dân  gian,  Trần  Hưng  Đạo trở  thành  một vị  thánh.  Đức Thánh
     Trần được thờ ở  nhiều  nơi.  Vùng Vạn  Kiếp,  một địa điểm chiến thắng của ông, trỏ
     thành  chốn thờ tự uy nghiêm;  hằng  năm  mỏ  Hội đền  Kiếp  Bạc vào ngày 20 tháng
     8.  Khách từ khắp  nơi  đến  rất đông.  Người  đi trẩy hội  lấy việc  lễ  bái  hàng đầu,  bởi
     vậy hội ỏ đây chỉ có lễ bái, không có các trò bách hý như ở các hội khác.



     25.  TẬP TỤC THỜ CÚNG THÁNH sư


         Thánh sư (Tiên sư hay Nghệ sư) tức là ông Tổ một nghề,  người đã truyền dạy
     nghề đó cho đời sau. Các vị Thánh sư rất được tôn trọng, ở nhiều nơi, những người
     cùng  làm  một  nghề,  cùng  buôn  một  thứ  hợp  nhau  thành  phường,  có  miếu  thờ
     Thánh sư riêng: ngày giỗ của Thánh sư gọi là giỗ phường, cúng giỗ tại miếu và mọi
     người trong  phường  cùng tới  lễ.  Các thành viên trong  phường  phải  cùng  nhau  góp
     tiền  để cúng  giỗ.  Những  phường to thường  có tài sản  riêng,  có  ruộng vườn  để  lấy
     hoa lợi dùng trong việc thờ tự Thánh  sư.  Giỗ  phường có  khi  được  làm  rất to,  có tổ
     chức các trò vui như một ngày hội: múa rối, hát chèo, đánh đu, đánh cờ...

         Bàn thờ Thánh sư

         Người Việt bao giờ cũng biết nhớ ơn  những  người có công với  mình,  nên  ngoài
     bàn thờ Thánh sư ỏ miếu phường, mỗi thành viên của phường đều thờ Thánh sư tại
     nhà riêng. Bàn thờ được thiết lập trên một hương án kê sát tường hậu gian bên.

         Trong  cùng  chính  giữa  hương  án  là  một chiếc  bệ,  trên  có  kê  bài  vị Thánh  sư
     gồm tên họ, nghề nghiệp sáng tạo của Thánh sư. Bài vị này có khi được thay bằng
     một bức chân dung của Thánh sư. Có nhà thờ cả một pho tượng Thánh sư thay cho
     bài vị. Trước bài vị là một chiếc bàn nhỏ có kê đài rượu có nắp đậy. Trước bàn này
     là  bát  hương  hoặc  đỉnh  trầm  với  hai  bên  có  đèn  nến,  ống  hương,  mâm  bồng...
     Ngoài cùng cũng có một chiếc y môn.

         Cũng  có  gia đình  đã  lập  ban  riêng  để  thờ  Thánh  sư,  ở  ngoài  cửa  ban  có  treo
     một chiếc mành nhật nguyệt vẽ long phụng chầu hai bên.

         Nghi thức cúng Thánh sư

         Vào  những  ngày  Sóc  vọng,  tuần  tiết,  giỗ  Tết,  trong  khi  cúng  gia  tiên  và  Thổ


                                                                                             87
   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90