Page 91 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 91
tộc Việt Nam có cùng với cư dân ỏ khắp nơi, không những từ miền Nam sông
Dương tử xuống đến các hải đảo xa xôi ở Đông Nam Á. Khi bị văn hóa Hán, tiêu
biểu là Nho, Lão, Phật xâm lấn, bao trùm thì tín ngưỡng này không mất, nhưng lại
biến đổi lớp vỏ ngoài và đã làm cho văn hóa Hán phải thích ứng theo tín ngưỡng
cổ. Còn những dân tộc ỏ quá xa xôi trong rừng sâu, không có điều kiện tiếp xúc với
các nền văn hóa khác thì vẫn còn giữ tục thờ linh hổn nguyên thủy với những nghi
thức chôn cất thờ cúng cổ xưa.
Từ căn bản, quan niệm duy lý của Nho giáo về siêu hình là công nhận có linh
hồn, có quỷ thần, nhưng không đặt nặng trọng tâm suy tư vào đó; kính quỷ thần mà
xa ra. Thế mà chuyển sang sinh hoạt thì lại thờ người chết như đối với người sống
(sự tử như sự sinh) tức là coi người chết như vẫn còn hiện diện trước mặt với đầy đủ
ý thức tâm tình của người sống và nhất là có khả năng làm được nhiều điểu mà
người sống bị hạn chế. Biến thái cao nhất của tục thờ cúng tổ tiên là những người
đại biểu cho Nho Giáo, hay dùng Nho Giáo làm căn bản xây dựng hệ thống quyền
lực cai trị, đã chủ trương việc tôn vinh những người có công có đức lúc sống bằng
việc ban tên thụy, tế lễ long trọng trong dịp tang ma, ban tiền bạc, ruộng tế để con
cháu thờ phụng. Không thể nói đó là thủ đoạn chính trị để mua sự trung thành của
bể tôi, mà phải nghĩ rằng chính triều đình cũng cbia sẻ một đức tin vong hổn của
những bể tôi vẫn luôn luôn ở cạnh để vẫn giúp vua như lúc sinh tiền.
Nói đến đạo Nho thì phải nói đến chữ Hiếu. Con thờ cha mẹ không những lúc
đang sống, mà ngay khi một vị quan dù lớn trong triều đình mà gặp tang cha mẹ,
cũng phải xin nghỉ để cư tang, có khi còn làm túp lều bên cạnh mộ để gần gũi vong
hồn mới mất của cha mẹ. Ngày nay chúng ta coi là cổ hủ vì chỉ nhìn ỏ hiện tượng:
nhưng thực ra đó cũng xem rất giống như đầu mối của tục thờ ma của một số bộ
tộc còn sinh sống gần đây trên các vùng thượng du hay cao nguyên, là khi người
thân chết, họ đặt vào áo quan làm bằng một thân cây đục rỗng, dựng ỏ góc nhà,
như thế để sớm hôm ra vào vẫn như còn gần gũi như lúc còn sống. Một thời gian
lâu sau mới đem chôn.
Quan niệm người chết đi sang một thế giới khác vẫn sinh hoạt tuy có thể thay
đổi vị thế, như khi cón sinh tiển nên thân nhân phải lo cho người chết đầy đủ để
cuộc sống ỏ thế giới mới không gặp khó khăn, thiếu thốn. Việc tùy táng do đấy có
tính chất phổ quát không chỉ ỏ dân tộc Việt Nam, mà còn có ỏ nhiều dân tộc khác
trên thế giới từ rất lâu đời vẫn còn tồn tại đến ngày nay, dù đã có vài thay đổi về chi
tiết.
Khi đã phát triển thành một xã hội nông nghiệp định cư trên một địa bàn rộng
lớn, thì việc thờ cúng gia tiên cũng tiến hành song song với sự thành hình rộng rãi
gia tộc. Lúc ấy bắt đầu nảy sinh quyền hạn và bổn phận riêng của gia tộc cũng như
cộng đồng. Những sinh hoạt tâm linh cũng thay đổi theo chiều hướng cái nào thích
hỢp với xã hội mới thì được chuyển hóa; cái nào không hợp thời sẽ bị đào thải. Tục
93