Page 98 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 98

Một số địa phướng có tập quán  dùng bát úp để  kê  đệm  phẩn  đầu,  hoặc dùng
          vàng thoi (vàng làm bằng giấy màu dán trên cốt nam  hình chữ nhật) để kê đệm và
          chèn hai bên tai vừa đỡ đi những phẩn bông, vải tốn kém,  lại vừa’ ‘được về  mặt tinh
          thần.  Nếu  quan  tài  còn  chỗ  trống  thì  có  thể  bỏ  thêm  quần  áo,  giày dép,  đồ  dùng
          thường  ngày của  người  mới  qua đời,  để  khi  đậy  nắp  quan  tài  phải  vừa  khít,  khi  di
          chuyển quan tài, thi hài sẽ không xê dịch.

              Một số gia đình vẫn  giữ tục lệ  khi  nhập quan có  rắc cỗ  bài tổ tôm  (đã  bỏ  đi 4
          quân  bát sách)  trên  thi  hài,  hoặc dùng  bùa dán  ở  phía trong,  phía  ngoài  quan  tài;
          hoặc dùng lịch Tàu, lịch ta, hoặc tàu lá gồi bỏ vào quan tài để “trấn áp” ma quỷ.
              Nhiều  gia đình  khi  nhập quan đều  nhờ thẩy cúng chọn  giờ  để  mong tránh  hậu
          họa về sau.

              Sau  khi  nhập quan xong,  đậy nắp quan tài  (quan tài chưa đóng cá  hoặc đóng
          đinh ỏ ván thiên),  nhằm  đề  phòng có  những  lúc cần  mỏ  ra theo yêu cầu của thân
          nhân;  hoặc để  phòng  có trường  hỢp  chỉ mới  chết lâm  sàng.  Khi  quan  tài  đã  được
          nhập xác thì được gọi là “linh cữu”. Từ lúc này, những con cháu “kỵ tuổi” phải tránh
          mặt ra ngoài từ trước đã được phép trở về để cùng với mọi người thực hiện các nghi
          lễ của việc tang.

              Quan tài thường  được đặt ở  gian  chính,  đầu  để ở  phía trong,  chân  phía  ngoài.
          Thời xưa người ta còn để sẵn dây thừng (dây buộc lớn) và đòn khiêng để đề phòng
          có lúc gặp bất trắc có thể ki.p di chuyển.

              Cổ lệ còn định rằng: Trong trường hỢp người chết còn cha mạ sống, linh cữu sẽ
          được đặt ở  gian  bên  cạnh,  trên  đầu  có  quàn  khăn tang cho cha  mẹ.  Trong trường
          hỢp nhà chỉ có một phòng thì linh cữu phải được đặt chệch sang một bên, tránh đặt
          giữa nhà.

               Lễ nhập quan cử hành theo những thủ tục nghiêm trang như sau;

              - Các con cháu vào đứng trước người chết.  Người chấp sự xướng: Tự lập.  Các
          con  cháu  đứng  gần  vào.  Lại  xướng:  Cử  ai,  con  cháu  khóc  rổi  quỳ  xuống.  Người
          chấp sự cũng quỳ theo và khấn: “Nay được giờ lành, xin được nhập quan, cẩn cáo”.

              -  Sau  đó,  các con  cháu  lễ  theo diệu  xướng  của  người  chấp  sự  rổi  đứng  ngay
          ngắn sang  hai bên,  nam  bên tả,  nữ bên  hữu.  Những người giúp việc khiêng thi  hài
          người chết đặt vào chính giữa áo quan.

              - Nhập quan xong sẽ có lễ thành phục,  nhưng trước lễ  này con cháu còn được
          phép lấy vợ, lấy chổng gọi là “Cưới chạy tang”.









          100
   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103