Page 51 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 51

Việt Nam. Những giá trị ấy góp phẩn bồi đắp lòng yêu nước thương nòi, đạo lý uống
     nước nhớ nguồn, có trước có sau; xây dựng đời sống tinh thần phong phú trong thời
     đại  mới.  Không  gì  khác,  chính từ những giá trị đó  đã  làm  nên sức sống trường tồn
     của dân tộc Việt Nam trước bao biến  cố của lịch sử mấy ngàn  năm dựng  nước và
     giữ nước.




     9.  TẬP TỤC THỜ CÚNG ỏ CÁC ĐỈNH, PHỦ

         Tại  các  đình,  đền,  miếu,  phủ  lớn thường  có  người thường  xuyên  túc trực  hôm
     sớm đèn hương phụng thờ thần linh, thành hoàng, thánh Mẫu. Ngoài ra, tại các nơi
     thì tự  như vậy đều  có  những  kỹ  lễ  hội  dâng  hương  định  kỳ vào  các dịp tuần,  tiết,
     sóc, vọng.

         ở các vùng  nông thôn, vào dịp cấy lúa cũng có thể làm  lễ  gọi là  “Lễ  Hạ điền“
     và  khi  lúa đã  bắt đẩu  trổ  đòng  đòng  cũng  có  thể  có  kỳ  lễ  dâng  hương  gọi  là  "Lễ
     Thượng điền“:  Lại còn có  cả  lễ Thượng tân vào tháng Chín âm  lịch, tức cũng là  lễ
     Cơm mới.

         Đến  với  những  nơi thờ tự  như vậy: trước  hết là  biểu  hiện  của  một tập tục văn
     hóa truyền thống, là thể hiện sự tôn trọng, tôn sùng: nhớ ơn của các vị tiền nhân đã
     có công với  cộng  đồng  làng,  xã, dân tộc trong  lịch  sử. Đó cũng  là thể  hiện  đạo lý
     của con người Việt Nam "uống nước nhớ nguồn": trong dòng họ gia đình thì công ơn
     tiên tổ,  trong  làng  xã  thì  có  thành  hoàng...  là  những  bậc đã  có  công  khai  phá  lập
     làng, đánh giặc, cứu nạn trừ tai.

         Ngoài các kỳ lễ dâng hương nói trên, thường mỗi năm một lần còn có những kỳ
     dâng hương lớn, đó là những kỳ dân làng mở hội vào đám.

         Hội có thể mỏ vào những ngày nhân dịp mùa xuân hay mùa thu nhưng cũng có
     thể chọn ngày sinh hay ngày mất của thần linh để mồ hội vào đám.

         Những kỳ lễ dâng hương lớn như vậy thường có thể kéo dài nhiều  ngày.  Ngoài
     việc tế thần linh, thánh  Mẩu còn có cả việc tổ chức hội hè vui vẻ với những trò vui
     dân gian.




     10.  HÌNH  THÁI  THỜ  CÚNG  TẬP  THE  -  THÀNH  HOÀNG  LÀNG

        TRONG TÂM THỨC DÂN GIAN

         Nguồn gốc tục thờ Thành hoàng làng

         Trong phạm vi gia đình,  người Việt thờ tổ tiên và một số vị thần như Táo công,
     Thổ  công,  Thần  Tài...  ;  ở  phạm  vi  làng  xã,  người  Việt  thờ  Thành  hoàng.  Thành


                                                                                             53
   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56