Page 53 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 53
Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng
lập nên một nghề (tổ nghể). Tục thờ Thành hoàng hay Thần hoàng ỏ nước ta là do
ảnh hưỏng từ văn hóa Trung Hoa truyền sang từ thời Đường. Tôn thờ Thành hoàng
làng chính là một nhu cầu tâm lý, người dân thờ Thành hoàng làng để phục vụ cho
hiện thực cuộc sống, là chỗ dựa tinh thần không thể thiếu được, là phương tiện, là
động lực thúc đẩy sản xuất và ổn định cuộc sống.
Sử sách cho biết Thành hoàng đầu tiên ỏ nước ta là thần Tô Lịch - Thần Thành
hoàng của thành Đại La, trụ sở của phủ đô hộ Đường tại nước ta (thế kỷ thứ IX).
Thần Tô Lịch là do Lý Nguyên Gia và Cao Biền tôn vinh là "Đô phủ Thành hoàng
thần quân", chữ Thành hoàng bắt đầu có từ đó. Thành hoàng chính là vị chỉ huy tối
linh của làng xã không chỉ về mặt tinh thần mà còn một phần về mặt đời sống sinh
hoạt vật chất. Họ là vị thần tối linh, có thể bao quát, chứng kiến toàn bộ đời sống
của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khỏe mạnh. Cho nên
sự thờ phụng Thành hoàng xét cho cùng là sự thờ phụng luật lệ làng xã, lề thói gia
phong của làng.
Đã là Thành hoàng làng thì đại bộ phận có một lý lịch ghi thành văn bản gọi là
thần tích hoặc thần phả, ngọc phả, phả lục... Những thần tích đó vừa là bằng chứng
của tín ngưỡng dân gian, vừa là một thành phần của nền văn hóa dân gian. Nói
cách khác, thần tích mà hiện nay còn lại chính là một sỏ hữu đồng thời một sáng
tạo văn hóa phi vật thể của dải đất ngàn năm văn vật. Nó là tâm hồn, tư duy, là trí
tưỏng tượng, là quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của bao thế hệ cư dân. Đại đa số
sự tích về Thành hoàng làng đều là những truyền thuyết, sau này những truyền
thuyết ấy được các địa phương chú trọng và trỏ thành văn bản chính thức được Nhà
nước công nhận, từ đó đã ra đời các Thần tích, Thần phả, sắc phong. Thành hoàng
làng có nhiều nguồn gốc, có thể là nhân thần, có thể là nhiên thần, nhưng đều là
các vị thẩn đã được lịch sử hóa hay huyền thoại hóa. Tuy nhiên các Thành hoàng
được sắc vua phong (trừ những tà thần, yêu thẩn...) luôn luôn tượng trưng cho làng
xã mà mình cai quản là biểu hiện của lịch sử, của đạo đức, phong tục, pháp luật
cũng như hy vọng sống của cả làng. Thành hoàng có sức tỏa sáng vô hình như
tiềm ẩn quyển uy siêu việt, khiến cho làng quê trỏ thành một hệ thống chặt chẽ.
Các vị thần cũng được xét đưa từ thứ vị nọ lên thứ vị kia, nếu trong thời gian cai
quản các vị này đã phù hộ, giúp đỡ được nhiều cho đời sống vật chất và tâm linh
của dân chúng. Việc thăng phong các vị Thành hoàng căn cứ vào sớ tâu của làng
xã về công trạng của các vị thẩn. Sớ này phải nộp về triều đình trong một thời gian
quy định. Mỗi lần thăng phong triều đình đều gửi sắc vua ban rất linh đình và cất nó
trong hòm sắc thờ ỏ hậu cung đình làng. Nhưng có khi Thành hoàng chỉ là một
người dân mà theo quan niệm, là người được các vị thần ban cho sứ mệnh để sau
này thay họ cai quản làng xã, được gọi là Thành hoàng sống.
55