Page 48 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 48

Cương,  lại  cho thu  thuế  ruộng  từ  của  một vùng  trên  từ Tuyên  Quang,  Hưng  Hóa,
      dưới  Việt Trì  làm  hương  hỏa phụng thờ”.  Đến thời  nhà  Nguyễn,  định  lệ  5  năm  mỏ
      hội  lớn  một lần  (vào các  năm thứ 5 và  10 của thập  kỷ),  đến  năm  Khải  Định thứ 2
      (1917) đã ấn định ngày mùng  10 tháng 3 âm  lịch hằng năm  làm  ngày Quốc tế, tức
      trước ngày giỗ Tổ  Hùng Vương  một ngày, còn ngày giỗ  11  tháng 3 âm  lịch do dân
      sở  tại  làm  lễ.  Hiện  nay,  nội  dung  bia  ghi  về  “Điển  lệ  miếu  thờ  Hùng  Vương,  niên
      hiệu Khải Định thứ 8 (1923) có đoạn ghi: “Phụng sao văn bản của Bộ  lễ định  ngày
      Quốc  tế”:  Từ  nay về  sau  lấy  ngày  mùng  10  tháng  3,  lĩnh  tiền  chi  vào  việc  công,
      phụng  mệnh  kính  trước  một  ngày  so  với  ngày  Quốc  tế  của  bản  hạt.  Lễ  nghi  vào
      ngày hội  kỷ  niệm  hằng  năm:  chiểu  ngày mùng  9 tháng  3  các quan  liệt  hiến  trong
      tỉnh cùng các quan viên trong các phủ, huyện của tỉnh đều mặc phẩm phục tề tựu,
      túc trực tại nhà Công Quán.  Sáng sớm  hôm sau  (mùng  10 tháng 3)  đến  miếu  kính
      lễ.  Lễ  phẩm dùng cho ngày này gồm:  bò,  dê,  lợn, xôi. Trước kỳ  này, vị  Hội trưỏng
      thông  báo cho các  hội  viên trong  hội  đồng  bàn  bạc trình  tại  Phủ  đường thẩm  xét,
      trích  số tiền  lợi  tự  điền  bao  nhiêu,  cùng  số  tiền  100  đồng  do  Nhà  Nước  cấp  mỗi
      năm,  giao  cho  quan  Phủ  Lâm  Thao  nhận  lấy  mua  lễ  phẩm  và  chi  tiêu  vào  các
      khoản...

           Ngày nay, giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm là ngày lễ lớn - Quốc Lễ của cả nước
      và  được  Chính  phủ  quy định  cụ  thể  về  quy  mô  tổ  chức  giỗ  Tổ  Hùng  Vương  theo
      năm  chẵn,  năm  tròn  và  năm  lẻ  (Nghị  định  số 82/2001/NĐ-CP  của Chính  phủ  quy
      định về  Nghi lễ  Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài).  Bộ Văn hóa, Thể thao và
      Du lịch đã  có văn  bản số 796/HD-BVHTTDL ngày  18/3/2009  hướng dẫn  Nghi thức
      tưởng niệm các Vua  Hùng trong  ngày giỗ Tổ  Hùng vương về  đối với tỉnh  Phú  Thọ
      (nơi có  Di tích  lịch sử Đền  Hùng) và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung  ương  nơi
      có  đền  thờ  Vua  Hùng,  các  di  tích  liên  quan  đến  các  Vua  Hùng  và  những  địa
      phương không có đền thờ Vua Hùng tổ chức nội dung và nghi lễ trong ngày giỗ Tổ
       10 -  3. Về lễ phẩm  (gồm bánh chưng,  bánh dầy và  hương,  hoa,  nước, trầu, cau...):
      quy định trang phục của chủ  lễ, các đại biểu dự lễ; nhạc lễ sử dụng trong  Lễ dâng
      hương tưởng niệm các Vua Hùng được Bộ Văn hóa, Thể thao và  Du lịch phê duyệt
      và thống nhất sử dụng trong toàn quốc...

           Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong tiến trình lịch sử luôn là yếu tố
      nội sinh của văn  hóa dân tộc Việt Nam, góp phần  hun đúc lòng tự hào và tạo nên
      tinh thần đoàn kết, yêu nước thương nòi, dân tộc Việt Nam cùng một dòng máu Lạc
      Hổng, cùng một bọc mẹ sinh ra luôn đươc bảo tồn và lưu truyền từ thế hệ này sang
      thế hệ  khác: “Con  người  có tổ,  có tông  như cây có  cội,  như sồng có  nguồn”,  “Cây
      có  cội,  nước có  nguồn”...  Người  Việt thờ  cúng  các  Vua  Hùng chính  là  để tôn  vinh
      dân tộc mình. Đền Hùng không phải là gốc của một tôn giáo, các Vua Hùng không
      phải  là  giáo chủ,  người  Việt thờ  Hùng  Vương  không  có  học thuyết và  cũng  không
      hề  có  giáo  hội  truyền  bá,  nhưng  từ  hàng  ngàn  đời  nay,  người-dân  ta  vẫn  hành
      hương về  nơi  cội  nguồn  đất tổ  để tri  ân  các  Vua  Hùng  -  những  người  đã  có  công

      50
   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53