Page 44 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 44

thiên,  áo cổn,  đi  hia,  tay  cầm  hốt  ngồi trên  ngai,  ổ   chùa  Bối  Khê,  bộ  tượng  Thập
      điện  có  giá  trị  nghệ  thuật cao vởi  trang  phục trang  trí hoa văn  khá  tỉ mỉ,  mũ  Bình
      thiên  có  rèm  châu  khá  đặc  sắc.  Chùa  Mía,  chùa  Ninh  Hiệp  đều  có  bộ  Thập  điện
      được tạc theo lối dân  gian.  Bộ Thập điện chùa Dâu  lại  mang chân dung  khá thanh
      thoát, lối vẽ râu tượng trưng. Đặc biệt, đề tài này còn được thể hiện dưới dạng tranh
      gỗ mô tả cả cảnh xử án như bộ tranh Thập điện ở chùa Trăm gian.

           Khi  tìm  hiểu  ý  nghĩa  và  sự  tích  các  bộ  tượng,  chúng  ta  nhận  thấy  sự  bài  trí
      tượng trong chùa Việt được quy định bởi triết mỹ Phật giáo, vừa thể hiện sự uy nghi
      của đạo Phật, tạo ra cái thiêng văn hóa, vừa có thái độ tâm tình, chia sẻ trăm đắng
      ngàn  cay  bỏi  tượng  Phật  giáo  Việt  thật  gần  với  hình  tướng  mang  cốt  cách  người
      Việt.  Mẹ  Việt trong  hình tượng  Quan  âm  Bồ tát,  ông  già  Việt ngồi  hóng  mát thống
      dung trong tượng  Đức Thích  Ca  Mâu  Ni, tượng  Hộ  pháp  Kim  cương thì to  lớn,  như
      biểu hiện sức mạnh của những anh hùng quật khỏi.

           Trong không gian tĩnh lặng, trong khói hương, ánh nến, người Việt đến chùa để
      thức dậy tâm  mình,  tìm  chỗ  dựa cho thân tâm  mệt mỏi,  tỏ  bày biết bao tâm  tư vui
      buồn của kiếp người trong cõi thế mênh mang.




      6.  TẬP TỤC LỄ TẾ THẦN NÔNG MONG  MÙA MÀNG  BỘI THU

           Lễ  Thần  Nông  tức  là  lễ  tế  vua  Thẩn  Nông  để  cầu  mong  được  mùa  và  nghề
      nông phát đạt.

           Trên  các quyển  lịch  cổ  hằng  năm,  người ta thường vẽ  một  mục  đồng  dắt  một
      con trâu. Mục đồng tức là vua Thần Nông, còn con trâu tượng trưng cho nghề nông.
      Hình  mục  đồng  cũng  như con  trâu  thay đổi  hằng  năm  tùy theo  sự  ước  đoán  của
      Khâm thiên giám về mùa màng năm đó sẽ tốt hay xấu.

           Năm nào được coi là được mùa, Thần Nông có giày dép chỉnh tề, còn năm nào
      mùa màng bị coi là kém, Thẩn Nông có vẻ như vội vàng hấp tấp nên chỉ đi giày một
      chân. Con trâu được đổi màu tùy theo hành của mỗi năm, nó có thể có một trong 5
      màu vàng, đen, trắng, xanh, đỏ đúng với các hành Thổ, Thủy, Kim, Mộc, Hỏa.

           Thời  phong  kiến,  hằng  năm  đều  có  tục  tế  và  rước  Thần  Nông  tại  triều  đình
      cũng như ỏ các địa phương.

           Nghi thức lễ tế Thần Nông thời Nguyễn

           Lễ tế Thần  Nông hằng  năm  được cử  hành vào ngày Lập xuân,  bỏi vậy nên  lễ
      tế Thần Nông còn được gọi là tế xuân.

           Theo chỉ dụ  của vua Minh  Mạng,  hằng  năm  sau tiết Đông chí, tòa Khâm thiên
      giám phải lo sửa soạn việc tế Thần Nông. Các quan cùng nhau họp để nặn trâu và


      46
   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49