Page 45 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 45

tượng Thần Nông.

          Trước  ngày  lập  xuân  hai  ngày,  tại  gần  cửa  Đông  Ba  (ngày  nay  là  cửa  chính
      Đông), các quan  Khâm thiên giám cho lập một cái Đài hướng đông. Trâu và tượng
      Thần  Nông cũng  được đưa tới  lưu tại  phủ  Thừa Thiên  để  ngày hôm  sau  các quan
      trong phủ  mới rước từ phủ tới Đài. Các quan vận lễ  phục, có quân lính mang gươm
      giáo, tàn lọng, cờ quạt theo hầu.
          Tới Đài thì một lễ đơn giản được cử hành,  ngụ  ý trình với Thổ Công về sự hiện
      diện  của  tượng  Thần  Nông  và  trâu.  Sau  đó,  trâu  vả  tượng  Thần  Nông  lại  được
      khiêng về  kho cất.  Hôm tế xuân, tượng và trâu  lại được rước ra Đài,  nhưng lần  này
      đi  rước là các quan bộ  Lễ và các quan phủ Thừa Thiên.  Khi đám  rước đi qua cung
      vua, một viên thái giám vào tâu để vua biết. Sau đó, đám  rước lại tiếp tục đi và khi
      đi qua bộ Lễ, một viên quan đánh vào mông trâu ba roi, có ý thôi thúc trâu phải làm
      việc.

          Tới  Đài,  các quan  làm  lễ tế Thần  Nông theo như nghi  lễ  các cuộc tế khác. Tế
      Thần  Nông xong, trâu và tượng Thần  Nông được quân  lính  mang đi chôn sau  buổi
      lễ.

          Tại  các tỉnh,  trong  ngày  Lập  xuân  cũng  có  lễ  tế Thần  Nông  và  lễ  cũng  được
      sửa  soạn  từ  sau  ngày  Đông  chí.  Các  quan  tỉnh  phụ  trách  việc  hành  lễ.  Trâu  và
      tượng Thần Nông cũng được đem chôn.

           Hoàng Đế và  Thần Nông có phải là một?

           Có tài  liệu  cho  rằng  Hoàng  Đế và  Thần  Nông  là  một người.  Có tài  liệu  thì  lại
      cho  rằng  Phục  Hi,  Thần  Nông  và  Hoàng  Đế  là  ba  người  khác  nhau  (gọi  chung  là
      Tam Hoàng). Thực ra tất cả chỉ đểu là huyền thoại, không có gì đảm bảo là họ là ba
      người hay chỉ là một hoặc hai người.

           Câu  hỏi tại sao người Việt nhận  là con cháu của Thần  Nông,  một trong những
      ông vua đầu tiên của Trung  Hoa là vấn đề được nhiều người tranh cãi.  Một số nhà
      nghiên cứu hiện nay, dựa trên các dữ liệu về sử học, thần thoại học, ngôn ngữ học,
      đã  giả thiết rằng Thần  Nông  là  một vị thần có  nguồn  gốc từ phương  Nam  (từ phía
      Nam sông  Dương Tử xuống đến  hết Việt Nam  ngày nay, đó là vùng đất cư trú của
      cư dân  Bách  Việt).  Sau  khi  nước Trung  Hoa  mở  rộng  từ  phía tây  sang  phía  đông
      (giai đoạn một),  rồi từ phía bắc xuống phía nam  (giai đoạn hai) thì Thần  Nông được
      người Trung  Hoa sát nhập vào văn  hóa của họ và  được coi  là  một trong các "ông
      vua" đầu tiên của họ. Thực ra trước đó, Thẩn Nông đã được coi là "ông tổ" của một
      số bộ tộc Bách Việt. Và sau  này, do ảnh  hưỏng của văn  hóa Trung  Hoa rất mạnh,
      nhiều  người  lầm  tưởng  người  Việt  nhận  một  ông  vua  Trung  Hoa  làm  ông  tổ  của
      mình.

           Các dữ liệu ủng hộ giả thuyết trên:


                                                                                               47
   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50