Page 50 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 50

là sự trở về với cội nguồn của dân tộc. Từ truyền thuyết bào thai trăm trứng đến sự
       tích  Hùng  Vương,  tiến  trình  lịch  sử  dựng  nước và  giữ  nước,  người  Việt  hình  thành
       trong tâm  thức của  mình:  Vua  Hùng  là  vị  Vua Thủy Tổ  dựng  nước,  là  Tổ  tiên  của
       dân  tộc  Việt  Nam,  con  người  Việt  Nam.  Ghi  nhớ  và  tôn  vinh  công  lao  dựng  nước
       của Tổ tiên là một hành vi văn hóa, ý thức đạo đức và bổn phận của mỗi người. Từ
       trong  gia đình  đến  gia tộc,  hàng  xóm  láng giềng  rồi  mở  rộng  ra cả  nước với  quan
       niệm:  Cùng  chung  dòng  máu  Tiên  Rồng,  cùng  là  con  cháu  Lạc  Hồng,  nên  người
       Việt luôn sống với nhau có nghĩa có tình, có thủy có chung, có trên có dưới, có xóm
       có làng, có sau có trước, có nước có nhà, có tổ có tông. Đó là điều cốt lõi làm  nên
       giá trị vĩnh hằng của văn hóa cộng đồng Việt Nam, làm  nên sức mạnh cố kết cộng
       đồng,  đoàn  kết toàn  dân  tộc.  Vì  thế,  giỗ  Tổ  Hùng  Vương  là  ngày  để  cả  dân  tộc
       tưởng  nhớ,  biết ơn tiền  nhân đã có công sinh thành  nòi giống:  khai  mở  bờ  cõi, tạo
       dựng hình hài đất nước. Đó là ngày giỗ trọng của người Việt Nam.

                    “Dù ai đi ngược về xuôi

                    Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba

                    Khắp miền truyền mãi câu ca

                    Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”

           Câu ca dao này là sự nhắc nhở tự giác về ý thức cội nguồn dân tộc, để mỗi con
       cháu  Lạc Hồng, dù  ỏ đâu, đi đâu, vể  đâu cũng phải nhớ ngày giỗ Tổ mà tĩnh tâm,
       lắng lòng về chốn cố hương.

           Đền  Hùng và giỗ Tổ  Hùng vương từ bao đời  nay là  biểu tượng  đã ăn  sâu vào
       tâm khảm thiêng liêng của mỗi người dân đất Việt. Đây là điểm hội tụ tâm  linh, hội
       tụ  bản sắc văn hóa và tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Từ thời phong kiến đến ngày
       nay, hằng năm, giỗ Tổ Hùng vương đều được tổ chức với nghi lễ trang trọng.
           Giỗ Tổ Hùng Vương ngày càng được tổ chức quy mô lổn hơn. Cùng với phần lễ
       Tổ tôn nghiêm, thành kính, theo đúng phong tục thờ cúng tổ tiên, các hoạt động hội

       tạo không khí vui vẻ,  phấn khởi cho muôn  dân. Cả phần  lễ và  phần  hội đều  mang
       đậm chất dân gian và được tiến hành trên tinh thần tự giác, tự quản của cộng đồng,
       có sự tạo điều kiện của nhà nước, các tổ chức xã hội, người hảo tâm. Các nghi thức
       thờ cúng tổ tiên truyền thống  ngày càng được khôi phục, duy trì và nâng cao trong
       lễ giỗ Tổ Hùng Vương, Các hình thức hoạt động diễn xướng, trò chơi dân gian được
       phục dựng nguyên bản giúp đổng bào về dự hội đền  Hùng dược trở  lại không gian
       văn  hóa thời  Hùng  vương.  Lễ  rước  kiệu,  hội  thi  hát Xoan  của cư dân  quanh  vùng
       Nghĩa Lĩnh được khôi  phục,  làm cho giỗ Tổ  Hùng Vương và  lễ  hội đền  Hùng  ngày
       càng gắn với tín ngưỡng và không gian truyền thống.

           Từ tín  ngưỡng thờ cúng tổ tiên đến tín ngưỡng thờ cúng  Hùng vương là sự kết
       tinh  và  phát triển  các  giá  trị  đạo đức,  văn  hóa truyển  thống  đặc  sắc  của  dân  tộc

       52
   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55