Page 54 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 54
Tục thờ cúng Thành hoàng trong hội làng
Ngày nay, lễ hội làng đang phát triển mạnh mẽ và nỏ rộ ở khắp nơi. Tục thờ
cúng Thành hoàng, diễn lại thần tích, rước xách, tế lễ đang được phục hồi, vì có
như vậy mới ghi nhớ được công lao của các vị tiền bối với nước, với làng. Hằng
năm, ngày giỗ Thành hoàng là ngày hội đồng vui nhất của làng, của phố. Trong
những ngày hội, ngoài việc làm cỗ, ăn uống còn rất nhiều nghi lễ như diễn lại sự
tích về Thành hoàng, tế lễ, rước kiệu hay các trò vui: đấu võ, chọi gà, thổi cơm thi,
bơi chải, đánh đu, đánh cờ người, hát chèo, diễn tuồng... Không khí vui vẻ cả ngày
lẫn đêm (có nơi hai, ba ngày), từ các lão ông, lão bà đến mỗi cháu bé, và chờ đợi
nhất, vui nhất là những trai gái đương lứa, đây là dịp để gặp gỡ, kết bạn, tỏ tình.
Cùng với việc thờ cúng tổ tiên thì tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng đem lại cho
người dân ý thức hướng vể cội nguồn, về quê cha đất tổ bằng những biểu hiện sinh
hoạt văn hóa truyền thống. Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa là trách
nhiệm của mỗi người và cũng là để góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Các thế hệ dân cứ tiếp tục sinh sôi nhưng
Thành hoàng thì còn mãi, trỏ thành một chứng tích không thể phủ nhận được của
một làng qua những cơn chìm nổi.
Nơi thờ phụng
Giống như Táo công và Thổ công, Thành hoàng cai quản và quyết định họa
phúc của một làng và thường được thờ ỏ đình làng. Do vậy hầu hết ỏ mỗi làng quê
hay phố nghề (nơi thị thành) đều lập đình (hoặc đền, miếu) thờ vị Thành hoàng của
làng hay phường hội. Theo học giả Nguyễn Văn Tố thì khỏi đầu đình chỉ là cơ ngơi
để dân làng hội họp, là nơi dành để treo những sắc lệnh và huấn dụ của nhà vua...
Để thờ phụng Thần hoàng, nhiều làng lập miếu thờ. Rồi theo lệ ngày sóc
(mùng 1) và ngày vọng (ngày rằm) dân làng đến miếu để làm lễ vấn (theo nghĩa
kính viếng). Miếu này còn gọi là “nghè", nơi gìn giữ sắc thẩn. Ngày tế lễ, dân làng
rước sắc thần từ miếu đến đình để cử hành việc tế lễ, sau đó đưa trỏ về miếu.
Để đơn giản hóa, sau nhiều làng chỉ xây một cái đình lớn, phía ngoài làm nơi
hội họp (đình), phía trong là miếu...
Vai trò, ỷ nghĩa của tục thờ Thành hoàng
Thành hoàng có sức tỏa sáng vô hình như một quyền uy siêu việt, khiến cho
làng quê trỏ thành một hệ thống chặt chẽ. Chính sự thờ phụng này là sỢi dây liên
lạc vô hình, giúp dân làng đoàn kết, nếp sống cộng cảm hòa đồng, đất lề quê thói
được bảo tồn. Vì lẽ đó, các hương chức cũng như các gia đình trong làng, mỗi khi
muốn mở hội hoặc tổ chức việc gì đều phải có lễ cúng Thành hoàng để xin phép
trước. Dường như sự ngưỡng mộ Thành hoàng của người dân không kém gì sự
ngưỡng mộ đối với tổ tiên của họ. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng thường được
56