Page 52 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 52

hoàng làng (Thành hoàng)  là danh từ chung để chỉ vị thần được thờ trong một làng
       xã Việt Nam.

           Thành  hoàng  xuất phát từ chữ  Hán:  Thành là  cái thành,  hoàng là  cái  hào  bao
       quanh cái thành; và khi ghép chung lại thành một từ dùng để chĩ vị thần coi giữ, bảo
       trợ  cho cái  thành.  Nhà  văn  Sởn  Nam  cho biết thêm:  “ông thần  ở  đình  làng  gọi  là
       thần Thành  hoàng,  cai  quản  khu vực trong  khung thành.  Thoạt tiên  là  thần  ngự trị
       ndi thị tứ, sau áp dụng (cả) ndi thôn xóm, (vì) vẫn có điếm canh bố trí bao quanh..”.


           Thần  Thành  hoàng,  theo  thông  lệ,  thờ  thần  đàn  ông,  vì  khí  dương  đem  sức
       mạnh cho muôn loài, muôn vật và gọi ông “Thần hoàng” là sai nghĩa, vì cái tên này
       chỉ là  thứ  nghi  lễ  “đốt tờ  giấy vàng”,  tức  bản  sao  sắc  phong  do  nhà  vua tặng  cho
       cha mẹ,  ông  bà  đã  qua đời  của quan  chức cao cấp thời  phong  kiến;  và tục  này ỏ
       trong Nam bộ không có.
           Cũng theo sách  Việt Nam phong tục, thì mỗi làng phụng sự một vị Thần hoàng:
       có làng thờ hai ba vị, có làng thờ năm bảy vị, gọi chung là Phúc Thần.

            Phúc Thần có 3 hạng:

           - Thượng đẳng thẩn  là  những thần  danh  sơn  đại xuyên, và  các  bậc thiên thần
       như Đông thiên vương, Sóc thiên vương, Sử đồng tử, Liễu Hạnh công chúa... Các vị
       ấy có  sự tích  linh  dị,  mà  không  rõ tung tích  ẩn  hiện thế nào,  cho  nên  gọi  là Thiên
       thần.  Thứ  nữa  là  các vị  nhân  thẩn  như:  Lý  Thường  Kiệt,  Trần  Hưng  Đạo...  Các vị
       này khi sinh tiền có đại công lao với dân với nước; lúc mất đi, hoặc bỏi nhà vua tinh
       biểu công trạng  mà  lập đền thờ  hoặc bởi  lòng dân  nhớ công đức mà thờ. Các bậc
       ấy đều có  sự tích  công trạng  hiển  hách và  họ tên  rõ  ràng,  lịch triều  có  mỹ tự  bao
       phong làm Thượng đẳng thần.

           - Trung đẳng thần là những vị thần dân làng thờ đã lâu, có họ tên mà không rõ
       công trạng: hoặc là có quan tước mà  không  rõ  họ tên,  hoặc là  những thần có chút
       linh vị, tới khi nhà vua sai tinh kỳ đảo võ, cũng có ứng nghiệm thì triều đình cũng liệt
       vào tự điển, mà phong làm Trung đẳng thần.

           -  Hạ  đẳng  thần  do dân  xã  thờ  phụng,  mà  không  rõ  sự tích  ra  làm  sao,  nhưng
       cũng thuộc về bậc chính thần, thì triều đình cũng theo lòng dân  mà phong cho làm
       Hạ đẳng thần.

           Ngoài  ba  bậc  thần  ấy,  còn  nhiều  nơi  thờ  bậy  bạ,  như:  thần  bán  lợn,  thần  trẻ
       con,  thần  ăn  xin,  thần  chết nghẹn,  thần  tà  dâm,  thần  rắn,  thần  rết...  Các  hạng  ấy
       gọi  là  tà  thần,  yêu  thần,  đê  tiện  thần  vì  dân  tin  bậy  mà  thờ  chứ  không  được  ghi
       nhận, không được phong tặng gì...

           Riêng  ở  đồng  bằng  sông  Cửu  Long,  các  hạng  tà  thần  tuyệt  nhiên  không  có,
       họa chăng  chỉ là  vài am  miếu  dựng  lên  nơi  có  người chết oan  ức vì tai  nạn  xe cộ,
       đắm thuyền, hùm tha sấu bắt; cúng sơ sài, không tế lễ.
       54
   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57