Page 47 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 47

bang Caliíornia (Mỹ).

        Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc,  người Việt Nam
   luôn tôn vinh  các Vua  Hùng  là  ông tổ  của  mình và  lấy đó  làm  điểm  tựa tinh thần,
   đức tin vào sự linh thiêng huyền diệu của tổ tiên để chiến thắng thiên tai, giặc ngoại
   xâm, bảo vệ giang sdn bờ cõi. Truyền thuyết tại Đền Hùng đã ghi lại: Sau khi được
   Vua Hùng thứ  18  nhường ngôi, Thục Phán đã dựng Cột đá thề trên đỉnh  núi  Nghĩa
   Lĩnh, thề  nguyện  sẽ  trọn  đời  bảo vệ  giang  sơn,  gấm  vóc mà  vua  Hùng trao lại và
   đời  đời  hương  khói  trông  nom  lăng  miếu  Tổ  tiên.  Sang  những  năm  đầu  công
   nguyên (40 - 43), Hai Bà Trưng phát động cuộc khởi nghĩa chống quân Hán đã đọc
   lời thề trên cửa sông Hát “Một xin rửa sạch nước thù/ Hai xin đem lại nghiệp xưa họ
   Hùng”, các tài  liệu sử sách sớm  nhất ghi chép về Thời đại  Hùng vương là  Đại  Việt
   sử Ịượcvà Dại Việt sử ký toàn thưâã khẳng định và lý giải về nguồn gốc, nguồn cội
   chung của dân tộc Việt Nam - các vua Hùng. Thời Hậu Lê năm Hồng Đức thứ nhất
   đã  cho soạn  “Ngọc  phả  Hùng  vương” đã  chép “Từ đời  nhà  Đinh,  nhà  Lê,  nhà  Lý,
   nhà  Trần  rồi  đến  thểu  đại  ta  bây  giờ  là  Hổng  Đức  Hậu  Lê  vẫn  cùng  hương  khói
   trong  ngôi đền ở  làng Trung  Nghĩa (Cổ Tích)”, ở đây nhân dân toàn quốc đều đến
   lễ bái để tưởng nhớ công lao của đấng Thánh Tổ xưa”...

        Thời  nhà  Nguyễn  kinh  đô  đặt tại  Huế,  năm  1823 vua  Minh  Mạng  đã  cho  rước
   bài vị thờ Hùng vương vào thờ ở miếu Lịch đại Đế Vương, còn tại Đền Hùng thì cấp
   sắc để phụng thờ.

        Ngày  18  tháng  2  năm  1946,  Chủ  tịch  Hồ  Chí Minh  đã  ban  hành  sắc  lệnh  số
   22C NV/CC quy định về  những ngày lễ lớn hằng năm, trong đó có ghi giỗ Tổ Hùng
   Vương  được  nghỉ 1  ngày.  Trong  ngày giỗ Tổ  Hùng  vương  năm  Bính Tuất (1946)  -
   năm  đầu  tiên  của  Chính  phủ  mới  được thành  lập,  cụ  Huỳnh Thúc  Kháng  -  quyền
   Chủ tịch Nước vể dự giỗ tổ, dâng tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và một thanh gươm
   nhằm  kính cáô với tổ tiên về đất nước bị xâm*lăng và cầu mông tổ tiên phu  hộ cho
   quốc  thái,  dân  an,  thiên  hạ  thái  bình  thịnh  trị,  cùng  nhau  đoàn  kết đánh  tan  giặc
   xâm  lược,  bảo vệ vẹn toàn  lãnh thổ.  Ngày 19 tháng 9 năm  1954,  sau  khi  lãnh đạo
   cuộc kháng chiến chống thực dân  Pháp thắng lợi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm
   Đền  Hùng. Tại đây,  Người đã  gặp gỡ và  nói chuyện với cán  bộ, chiến sĩ Đại đoàn
   quân Tiên Phong trước khi vể tiếp quản Thủ đô Hà Nội “Các Vua Hùng đã có công
   dựng  nước/ Bác cháu ta phải cùng  nhau  giữ  lấy nước”.  Ngày 2 tháng 4 năm 2007,
   Quốc  hội  nước  Cộng  hòa  xã  hội  chủ  nghĩa  Việt  Nam  đã  phê  chuẩn  sửa  đổi,  bổ
   sung  điều  73  của  Luật  Lao  động  cho  người  lao  động  được  nghĩ  làm  việc,  hưỏng
   nguyên lương ngày giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch).

        Nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng vương được quy định cụ thể, chặt chẽ thể hiện sự
   tồn  kính của của các triều  đại  và  nhân  dân đối  với tổ tiên. Trong cuốn  “Ngọc  phả
   Hùng Vương” do Trực học sỹ Nguyễn cố soạn năm  1470 đã ghi lạ i:"...  Phụng ban
   hương Trung  Nghĩa (Cổ Tích) làm dân Trưởng tạo lệ, cấp 500 mẫu  ruộng tại xã  Hy

                                                                                           49
   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52