Page 43 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 43

thấu hiểu khi Thích Ca giơ đóa sen lên trước đông đủ tăng đoàn.

          - Lớp thứ tư: Tượng Tuyết Sơn mô tả quá trình bảy năm tu khổ hạnh không tìm
     được chân lý của Đức Thích Ca trong núi  Hymalaya. Tạo hình tượng khắc khổ, đầu
     nhô  lên  hình  sọ,  mắt  trũng  sâu,  chân  tay  gầy  guộc,  hiện  rõ  các  đốt  xương.  Với
     tượng  này  có  thể  thấy  rõ  trình  độ  giải  phẫu  cơ  thể  người  của  cha  ông  khá  vững
     vàng.  Các nếp quần áo đổ dồn xuống dưới,  như tăng vẻ tiểu tụy của tượng,  nhưng
     vẫn nhận thấy sự suy tư thanh thản trong ánh mắt xa xăm và toàn thân tĩnh tại, ung
     dung  như ông  già  người  Việt  ngồi  hóng  mát.  Tượng  này ỏ  chùa Tây  Phương  khá
     thành  công,  chất  liệu  gỗ  phủ  sơn,  tiêu  bản  của tượng  còn  có  ở  chùa Thầy,  chùa
     Trăm Gian.

          -  Lớp thứ  năm:  Bộ  tượng  Di  Lặc tam  tôn,  tuy có  mô  hình  nhất  Phật nhị  Bồ tát
     nhưng ở  mỗi chùa lại có  sự khác nhau, ở chùa Tây Phương, bộ tượng này có  niên
     đại  thời  Tây  Sơn  với  Phật  Di  lặc  ngồi  giữa,  hai  bên  là  Đại  Diệu  Tường  Bồ  tát và
     Pháp Hoa Lâm Bồ tát. ở một số chùa khác thì hai bên là Đại Hạnh Phổ Hiển Bổ tát
     và Văn Thù  Sư Lợi  Bồ tát,  khi thì trong  hình tướng  nữ, cưỡi  mãnh thú,  khi thì trong
     hình tướng  tăng  nhân  như ỏ  chùa  Hòe  Nhai,  khi  là  hai  vị  Bồ  tát cẩm  hoa  sen  hay
     pháp khí như ỏ chùa Bà Đá.

          - Lớp thứ sáu: Tòa cửu  Long ở giữa, bên trái là Đế Thiên.  Indra - Ngọc hoàng:
     vua của  cõi  trời  sắc  giới,  cõi  có  hình  tướng  và  bên  phải  là  Đế Thích.  Brama:  Vua
     của  cõi  trời  dục  giới,  cõi  không  còn  hình  tướng  nhưng  vẫn  còn  dục  vọng,  ham
      muốn. Tòa Cửu  Long được xây dựng theo tích Thích Ca sơ sinh  một trong bốn tích
      quan trọng trong  đời  Phật đản  sinh,  xuất gia,  thành  đạo và viên tịch.  Trung tâm  là
     Thái  tử  Tất  Đạt  Đa  đản  sinh  trong  hình  dạng  chú  bé  mũm  mĩm  nhưng  vẻ  mặt
      nghiêm trang, tay chỉ lên trời, tay chỉ xuống đất.  Xung quanh  có chín con  rồng liên
      kết tạo thành một hình khum,  hướng phía mặt ra ngoài, mô tả các tầng trời, trên đó
      có  các vị  Phật  ngồi  kết  già,  các vị  Bồ  tát,  Kim  Cương  Hộ  pháp,  các  nhạc  sĩ thiên
      thần... Cũng có  khi đài cửu  Long được điêu  khắc theo chủ  đề  là bốn sự kiện quan
      trọng của Phật Thích Ca như ở chùa Vĩnh Nghiêm.

          Tượng Nam Tào, Bắc Đẩu: Phía trước tòa cửu Long còn có tượng Nam Tào mũ
      đỏ, quần áo đỏ,  mặt đỏ,  Bắc Đẩu có  mũ  đen, quần áo đen,  mặt đen.  Sự xuất hiện
      hai vị tinh quân này trên Phật điện là do tư duy dân gian. Có chùa thờ đủ bốn vị phù
      trỢ  tòa Cửu  Long  như chùa  Mía,  chùa Tây  Phương,  có  chùa  chỉ có  hai  vị vua trời
      như chùa  Bối  Khê.  Bốn  vị  này có  nơi  được thay bằng tượng  tứ  Bồ  tát  như ỏ  chùa
      Bút Tháp, tạo hình tướng nữ trong dáng đứng, ở chùa Mía, tứ Bồ tát đứng ỏ hai bên
      Phật điện,  phía  gian  ngoài,  ở  chùa  Dâu,  tứ  Bồ  tát đứng trong  gian  thờ  Đức  Pháp
      Vân, Pháp Vũ.

          Tượng Thập điện Diêm vương: Hai bên Phật điện còn có tượng Thập điện Diêm
      vương  cai  quản  mười  cửa  điện.  Tạo  hình  các  vị  này theo  lối  Hoàng  đế,  mũ  Bình


                                                                                              45
   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48