Page 41 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 41

5.  TẬP TỤC THỜ TƯỢNG  PHẬT

        Trong  không  gian  chùa Việt,  từ  kiến trúc,  bài  trí,  tượng thờ,  pháp  khí,  cho đến
    cây cối được trồng trong di tích đều ẩn chứa những cấu tứ sâu sắc bỏi ý nghĩa minh
    triết của  Phật giáo  hòa quyện  với  ước vọng  cầu  mùa của  người  Việt.  Nếu  bố cục
    ngôi  chùa theo  kiểu  “nội  Công  ngoại  Quốc”  là  hình  thức  phổ  biến  hơn  cả  thì  nhìn
    chung chùa bao gồm  một điện thờ  hình chữ “Công”,  một dây hành  lang bao quanh
    ba  mặt và  một sân  rộng.  Khu  trung  tâm  là  điện  thờ  Phật của chùa,  thông  thường
    bao gồm ba ngôi nhà  nằm kế tiếp nhau, lần lượt là Tiền đường - Thượng điện - Nhà
    Tổ, Mẩu..

         Bài trí tượng trong tòa  Tiền đường

         Ban Đức ông ở bên trái tòa Tiền đường, tượng có y phục theo lối võ quan, mặt
    đỏ,  râu đen,  hai  bên tượng Đức ông có  hai vị thị giả. Truyện xưa vẫn  kể: Đức ông
    là vị trưỏng giả, thuộc dòng  Bà  la môn  (Bharata) tên là Tu đạt cấp Cô độc. ông là
    người  đã  dùng  gạch  vàng  để  lát  vườn  của  thái  tử  Kỳ  Đà  mà  xây  nên  vườn  Lộc
    Uyển,  vườn  Nai  là  nơi  Đức  Thích  Ca  giảng  đạo  và  tăng  đoàn  học tập,  nơi  các  vị
    Vương,  Bà  la  môn,  trưỏng  giả,  chúng  sinh  đến  tham  vấn  Đức Thích  Ca.  Có  lẽ  vì
    công đức ấy mà  Đức ông được thờ  ỏ vị trí trang trọng  bên  Phật điện.  Lễ  Phật chỉ
    cần  đồ  lục cúng  hương,  hoa,  đăng,  nến,  trà,  quả,  thực,  không  dâng tiền  vàng,  đồ
    mặn,  đồ  mã...  Tiền  đặt trong  chùa  là  chi  phí dầu  đèn,  tu  bổ  di tích  và  nuôi  chúng
    tăng, không đặt tiền  lên bàn thờ, đĩa lễ mà bỏ vào hòm công đức ở ban chính.  Nếu
    bỏ  tiền  lên  ban  Phật,  gài  vào tay,  thân  tượng  Phật,  thánh  là  bất kính,  vừa  trái với
   giáo lý nhà Phật vừa dễ làm tiền cháy, rơi, bẩn.

       Ban Thánh hiền ỏ bên phải tòa Tiền đường, tượng mặc áo cà sa vàng, đội mũ
   Liên hoa Thất Phật, chân dung hiền hòa, tươi tắn, bên cạnh có hai vị thị giả. Thánh
   hiền là cách gọi dân gian đây là A Nan Đà dịch nghĩa là Hoan Hỉ anh họ và cũng là
   đệ tử thứ hai của Đức Thích Ca Mâu Ni. Truyện  rằng: A Nan Đà thuộc dòng dõi Bà
   la môn,  hoàng  gia triều  vua Tịnh  Phạn.  Ngài  được  mệnh  danh  là  đệ  nhất Đa văn
   thánh  giáo  Người  nghe  nhiều  lời  dạy của Đức Thích  Ca  Mâu  Ni,  là  người đã  cùng
   với tăng đoàn  kết tập kinh điển của Phật sau khi  ngài tịch diệt. Trong  một lần  khất
   thực,  gặp người  phụ  nữ yêu  mình  say đắm,  ngài đã vượt qua tình  ái  lứa đôi và  xin
   với Đức Thích Ca cho nàng đó được xuất gia,  phát tâm từ bi yêu thương toàn  nhân
   loại, từ đó trong Tăng đoàn xuất hiện hàng Ni.

       Tượng  Bát bộ  Kim Cương:  Là vị phiếm thần, gồm tám  pho tượng đứng hai bên
   gian tiền đường làm không gian tăng thêm phần uy nghiêm. Các tượng đều mặc áo
   giáp trụ, mũ  kim khôi, đi hia, cầm binh khí song dáng đứng theo các thế tấn, thế tay
   khác  nhau  thể  hiện  tinh  thần  dũng  mãnh  và  cương  quyết.  Theo  nhà  nghiên  cứu
   Trần  Lâm  Biền:  “Kim  cương  biểu  hiện  cho  tâm  trong  sáng,  không  hủy  hoại,  kiên
   định trong tu hành hay hộ trì Phật pháp nên gọi là Kim Cương Hộ pháp, y phục này

                                                                                           43
   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46