Page 46 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 46
Thần Nông tức là vị thần về nông nghiệp, vị thần này thường được hình dung
cưỡi trâu để đi lại nên vị thần gắn liền với văn hóa lúa nước.
Thần Nông còn có một tên gọi khác là Viêm Đế (vua xứ nóng - vua phương
Nam), và được coi là vị thần cai quản phương Nam.
Cách đọc từ Thần Nông là cách đọc của phương nam, người phương bắc sẽ có
xu hướng đọc là Nông Thần.
Tuy nhiên, điều này bị phản bác rằng từ Thần Nông vẫn hiểu được theo ngữ
pháp phương bắc, và có nghĩa là người nông phu - thần linh.
Truyền thuyết của một số dân tộc thiểu số của Việt Nam (ít bị ảnh hưởng của
văn hóa Trung Hoa) như dân tộc Mèo cũng coi Thần Nông là ông tổ của nghề trồng
lúa nước.
7. TỤC THỜ CÚNG Tổ TIÊN CỦA CÀ DÂN TỘC - CÁC VUA HÙNG
Ý thức của người Việt về tổ tiên, về cội nguồn mang giá trị nhân văn sâu sắc,
được phát khởi từ mối thiện tâm trong mỗi con người, có sức lan tỏa rộng khắp
trong mỗi gia đình, trong cộng đồng xã hội và đã trở thành một phong tục, tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam.
Từ việc thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình, đến thờ cúng tổ tiên của một chi, họ
tại nhà thờ chi, nhà thờ họ, đến thờ cúng ông tổ chung của một làng, một xã tại các
đền, đình, miếu... và hơn cả là người Việt thờ cúng tổ tiên chung của dân tộc - các
Vua Hùng đã có công khai sơn, phá thạch gây dựng nên bờ cõi, non sông đất nước,
lập nên nhà nước Văn Lang độc lập, có chủ quyền của người Việt cổ tạo tiền để
cho sự phát triền bền vững cho dân tộc, quốc gia sau này. Đó là tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên, là truyền thống có từ lâu đời đã trở thành nét đẹp văn hóa tiêu biểu,
thể hiện chữ hiếu, lòng biết ơn và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ
người trồng cây” là bản sắc văn hóa độc đáo, rất riêng của dân tộc Việt Nam.
Từ hàng ngàn đời nay, người Việt đã lập đền thờ và thờ cúng các vua Hùng tại
núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra, còn có rất
nhiều đình, đền, miếu... thờ cúng Hùng Vương, vỢ con và các tướng lĩnh thời các
vua Hùng ỏ Phú Thọ và nhiều tỉnh thành trong cả nước. Tín ngưỡng thờ cúng Tổ
tiên đã ăn sâu vào tâm thức người Việt, dù ở bất cứ đâu, phương trời nào, dù là già
hay trẻ, dù là gái hay trai, dù theo tôn giáo hay không theo tôn giáo người Việt
không những luôn nhớ về cội rễ, cùng hướng về cội nguồn dân tộc, mà còn khẳng
định với bạn bè quốc tế về nguồn cội - Tổ tiên của người Việt. Vì vậy, cộng đồng
người Việt Nam sinh sống ở một số nước đã vể Đền Hùng xin đất, nước, chân
hương thờ cúng Tổ tiên và lập đền thờ các Vua Hùng như tại thành phố San Jose,
48