Page 49 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 49

dựng  nước,  giữ  nước.  Tín  ngưỡng  thờ  cúng  Hùng  vương  - thờ  cúng  ông  tổ  chung
    của cả  nước,  có  lẽ  hiện  nay trên thế giới  chỉ có duy nhất dân tộc Việt Nam,  đó  là
    bản  sắc văn  hóa tiêu  biểu,  đặc  sắc  của  dân  tộc  Việt  Nam  và  cũng  là  di  sản  văn
    hóa tiêu biểu của nhân loại.

         Trải  qua  nhiều  biến  cố thăng  trầm  của  lịch  sử  dân  tộc,  nhưng  tín  ngưỡng  thờ
    cúng  Hùng  vương vẫn  chiếm  được vị trí thiêng  liêng  nhất trong  đời  sống tinh thần
    của người Việt, có sức sống lâu bền và ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trong mọi tầng
    lớp  nhân  dân.  Ngày  giỗ  Tổ  Hùng  vương  (ngày  10  tháng  3  âm  lịch  hằng  năm)  là
    ngày  lễ  trọng,  mang  bản  sắc  văn  hóa  sâu  sắc,  độc  đáo  của  dân  tộc  Việt  Nam.
    Trong những ngày giỗ tổ, triệu triệu  lượt đồng bào mang trong mình dòng máu  Lạc
     Hồng dù ở nơi đâu vẫn hướng về đất tổ, cùng hành hương vể Đền Hùng thành kính
    tri  ân công đức các  Vua Hùng  - Tổ tiên chung của dân tộc Việt  Nam thể hiện  đức
    tin  về  tổ  tiên,  thắp  nén  tâm  hương  tại  lăng  Hùng  Vương  cầu  mong  cho  đất  nước
     luôn thái bình, thịnh trị và muôn dân được ấm no, hạnh phúc.




     8.  TỪ TỤC  LỆ THỜ CÚNG Tổ TIÊN ĐẾN TÍN  NGƯỠNG THỜ CÚNG

       HÙNG VƯỚNG

         Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có từ rất lâu đời. Đó là một phong tục
     đẹp, giàu bản sắc, có tính chất giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Tự bản thân
     phong tục thờ cúng tổ tiên đã mang trong nó những giá trị văn hóa nhân bản.

         Chính vì lẽ đó mà người Việt Nam có thể chấp nhận nhiều tôn giáo, tín ngưỡng
     khác  nhau,  nhưng  phong  tục  tốt  đẹp  này  được  tồn  tại  và  chấp  nhận  như  một  lẽ
     đương nhiên của cộng đồng mà không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng. Chúng ta coi
     việc thờ cúng tổ tiên  cũng chính  là việc cầu xin ông  bà  phù  hộ  cho gia đình,  dòng
     họ;  cho sự trường  tồn  của  quốc  gia,  cho “quốc thái  dân  an”.  Pháp  luật thừa  nhận
     quyền tự do tín ngưỡng của công dân; việc thờ cúng tổ tiên là tự nguyện, không hề
     có sự áp dặt.

         Thờ  cúng  tổ  tiên  còn  là  hình  thức  tín  ngưỡng  có  ý  nghĩa  lớn  về  mặt  tổ  chức
     cộng  đồng  trong  xã  hội  truyền  thống.  Thờ  cúng  tổ  tiên,  ông  bà  là  tín  ngưỡng  gốc
     xuyên suốt quá trình  lịch sử Việt Nam,  nó  là  sỢi dây liên  kết để góp phần cột chặt
     tính  thống  nhất toàn  dân  tộc và  cũng  là  cội  nguồn  của các phong  tục,  tín  ngưỡng
     khác. Vai trò tổ chức liên kết cộng đồng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn rõ hơn
     khi ta xem xét vấn  đề  thờ quốc Tổ.  Cả  cộng đổng cư dân Việt Nam  được củng cố
    bởi đức tin chung một cội nguồn.  Tất cả là  “đồng bào”, đều là  “con Lạc cháu Hồng”.
    Đây chính là nguồn sức mạnh tinh thẩn giúp cho dân tộc ta vững vàng trước mọi sự
   đe dọa của thiên tai và giặc ngoại xâm.

      Với người Việt Nam  tự bao đời nay,  ngày giỗ Tổ Hùng  Vương là sự tưởng nhớ,

                                                                                          51
   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54