Page 42 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 42
là áo nhẫn nhục hay còn gọi là áo tùy hình chống lại ba mũi tên độc tham, sân, si
(tham lam, nóng giận và ngu tối)”, ở chùa Việt Bắc bộ, tượng Kim Cương Hộ pháp
luôn thể hiện dưới hình dạng võ tướng, có lẽ để thể hiện tinh thần dũng mãnh hay
ẩn chứa lòng tôn kính các vị anh hùng dân tộc? Bộ tượng này ỏ chùa Tây Phương
(Hà Nội) khá mực thước, cách thể hiện khéo léo, dáng hoạt, tư thế sinh động: bộ
tượng ở chùa Mía (Hà Nội) lại có vẻ dân gian, khuôn mặt giống người thực, có cảm
xúc...
Bài trí tượng trong tòa Thượng điện
Tòa Thượng điện còn gọi là Tam bảo hay Đại hùng Bảo điện, gồm nhiều tượng
Phật đặt trên các bệ xây từ thấp tới cao, tượng trưng cho sự tu hành và đắc đạo của
đức Phật, đồng thời biểu hiện các triết lý của đạo Phật. Nghĩa của Đại hùng: Thắng
nhân giả anh, Thắng kỷ giả hùng (thắng được mình mới là bậc đại hùng).
- Lớp thứ nhất: Trên cùng là tượng Tam thế, tên đầy đủ là Tam thế tam thiên
Phật nghĩa là ba nghìn vị Phật thời quá khứ, hiện tại, tương lai, trong đó Thiên là
con số phiếm chỉ không đếm được.
Bộ tượng này gồm ba pho, thường có một dáng chung là ngồi kết già, sự khác
nhau chỉ là các dáng tay kết ấn, bên trái là Quá khứ thế, bên phải là Vị lai thế, ỏ
giữa là Hiện tại thế. Một số bộ tượng mang tính nghệ thuật cao như ỏ chùa Thầy,
chùa Ninh Hiệp có phong cách thời Mạc, bộ tượng ở chùa Côn Sơn có tạo hình
giống tượng ỏ các chùa Nam Tông, bộ tượng chùa Bút Tháp mang đặc điểm tượng
thời Lê Trung Hưng. Với loại tượng này, bệ sen và bệ vuông có trang trí khá tỉ mỉ,
nhiều đồ án trang trí ẩn chứa mật nghĩa sâu xa. Đặc biệt là bộ tượng ở chùa Bút
Tháp với tán lửa tam muội hình thuyền phía sau tượng có trang trí tinh tế, hoa văn
thực vật, mây lửa, mây nước... liên quan đến lực lượng tự nhiên, thể hiện khát vọng
hằng xuyên trong tâm thức của người Việt cầu mưa, cầu mùa.
- Lớp thứ hai: Bộ tượng Di đà tam tôn mang tính chất tuyên ngôn cho Phật giáo
bởi đại diện cho từ tâm và trí tuệ. Trong đó, Phật Adiđà ở giữa thể hiện tám tính
(bát đại), phân thân biểu hiện thành Quan thế âm Bồ tát bên trái (bốn tính thuộc từ
tâm là đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả) và Đại thế chí Bổ tát bên phải (bốn tính thuộc trí
tuệ là đại hùng, đại lực, đại trí, đại dũng). Bộ tượng Di đà tam tôn ỏ chùa Thầy có
niên đại thời Mạc với nhiều hoa văn liên quan đến Mật tông như hạt bảo châu, sen
Tạng, hoa có kết cấu kim cương chữ, cành san hô... Đặc biệt trên tượng đại thế chí
Bổ tát được trang trí 427 cặp hạt tròn tương ứng với 427 câu chú trong Kinh Thủ
lăng nghiêm.
- Lớp thứ ba: Bộ tượng Thích ca liên hoa, với mô hình nhất Phật nhị tôn giả,
Đức Thích Ca ngồi kết già ở giữa, tay giơ đóa sen, Ma Ha Ca Diếp bên trái, A Nan
Đà bên phải. Xuất hiện khá d nhiều chùa Việt như chùa Trăm gian, chùa Bà Đá
(Hà Nội)..., bộ tượng này được tạc theo sự tích tôn giả Ma Ha Ca Diếp mỉm cười
44