Page 55 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 55
thể hiện trong các lễ hội xuân hoặc Tết cổ truyền. Lễ hội thờ Thành hoàng làng
thực chất là chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, là sự giao lưu văn hóa giữa các
làng xóm với nhau, là nét văn hóa đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa làng, là sự kết
tinh ý thức hệ tôn giáo quanh một hình thái thờ phụng tập thể - thờ Thành hoàng
làng trong tâm thức dân gian, tâm thức truyền thống của người dân. Đình làng là ndi
thờ phụng Thành hoàng và trỏ thành một biểu tượng văn hóa tâm linh của mỗi
người dân quê Việt. Làng nào cũng có đình, có khi mỗi thôn lại có một đình riêng.
Đình để thờ Thành hoàng nhưng đồng thời cũng trở thành ndi hội họp của chức sắc
trong làng, hay là ndi sinh hoạt của cộng đồng làng xã. Mọi hoạt động này đểu xảy
ra ỏ đình với sự chứng kiến của Thành hoàng. Trong tâm thức người dân quê Việt,
Đức Thành hoàng là vị thần tối linh, có thể bao quát, chứng kiến toàn bộ đời sống
của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khỏe mạnh. Các thế
hệ dân cứ tiếp tục sinh sôi nhưng Thành hoàng thì còn mãi, trở thành một chứng
tích không thể phủ nhận được của một làng qua những cđn chìm nổi. Có thể cho
rằng, Thành hoàng chính là vị chỉ huy tối linh của làng xã không chỉ về mặt tinh
thần mà còn một phần về mặt đời sống sinh hoạt vật chất của dân làng. Cho nên
sự thờ phụng Thành hoàng xét cho cùng là sự thờ phụng luật lệ làng xã, lề thói gia
phong của làng.
Như trên đã nói, thần Thành hoàng dù có hay không có họ tên, lai lịch; và dù
xuất thân bất kỳ từ tầng lớp nào thl cũng là chủ thể trên cõi thiêng của làng và đều
mang tính chất chung là hộ nưóc giúp dân ở ngay địa phưdng đó. Vai trò trên của
thần còn có ý nghĩa hđn nữa, nhất là đối với những cư dân từ miền ngoài vào khai
khẩn vùng đất hoang Nam bộ, vì lẽ họ đã gặp không ít khó khăn do thiên tai địch
họa, do thú dữ hoành hành... Điều đó có nghĩa, thần Thành hoàng đã trỏ thành một
biểu tượng tâm linh; bởi theo họ, chỉ có thần mới có thể giúp cho mưa thuận gió
hòa, mùa màng tươi tốt; giúp cho cuộc sống của họ ngày một thêm ổn định, thịnh
vượng.
11. PHONG TỤC THỜ CÚNG THẦN TÀI VÀ ÔNG ĐỊA
Bàn thờ Thần Tài chỉ được lập ỏ những nơi góc nhà, bàn thờ Thần Tài có cách
bài trí khác với bàn thờ tổ tiên hay bàn thờ Thổ công. Bản chất trường khí phòng
thờ (hay bàn thờ) thuộc tính âm, không ưa sự phô trương, mang tính đối nội, hay
ngay cả trong ngày giỗ hay Tết thì thờ cúng cũng là việc riêng của gia đình đó,
người ngoài đến muốn thắp nén hương phải xin phép gia chủ.
Về Ngũ hành thì bàn thờ thuộc hành hỏa và mộc là 2 hành hướng lên cao và
cần sự chăm sóc mỗi ngày. Trừ bàn thờ ông Địa, Thần Tài là tín ngưỡng dân gian
mọi nhà giống nhau, đặt gần cửa để nghinh tiếp tài lộc, còn lại bàn thờ gia tiên và
tôn giáo riêng của mỗi gia đình (thờ Phật, thờ Chúa...) nên mang tính hướng nội,
57