Page 222 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 222
dinh, vạn, lăng, miếu thờ cá Voi. Hầu hết các lăng vạn được xây dựng vào thế kỷ
XVII - XIX gắn với quá trình định cư và hình thành các làng chài ngày trước. Mỗi
lăng vạn đểu lưu trữ và thờ phụng từ vài ba chục bộ xưdng cốt cá ông trỏ lên. Vạn
Thủy Tú (Phan Thiết) được xây dựng vào năm Nhâm Ngọ (1762) và Vạn An Thạnh
(Phú Quý) xây dựng vào năm Tân Sửu (1781) được coi là nhưỡng ngôi vạn được
xây dựng sớm, có quy mô và bề thế nhất Bình Thuận.
Đặc biệt ở Vạn Thủy Tú có thờ Thủy tổ nghề biển, ỏ đây còn bảo lưu trên 100
bộ xương cốt cá ông, trong đó có hàng chục bộ xương lổn có niên đại 200 năm. Có
người kể rằng: “ Sau khi xây xong Vạn Thủy Tú, có 1 con cá Voi rất lớn “lụy” và trôi
dạt vào bờ biển phía trước vạn. Ngư dâp^ trong làng và các làng khác của Phan
Thiết đã hỢp sức cùng nhau đưa cá ông vào tạng trong khuôn viên của Vạn Thủy
Tú. Vì xác ông quá lớn: Chiều dài 20m, sống lưng cao 4m và nặng hàng chục tấn
nên mất 2 ngày mới đưa được ông vào khuôn viên Vạn, để đưa được ông vào,
người ta phải phá dỡ cổng Vạn. Bộ xương cốt này được bảo quản đặc biệt bằng
kinh nghiệm và lòng tôn kính ông của bao thế hệ ngư dân Vạn Thủy Tú mới lưu giữ
gần như nguyên vẹn.
Hầu hết các lăng Vạn đều được xây dựng trên những khuôn viên đất rộng rãi ỏ
gần bãi biển, bốn bề xung quanh có xây tường bao bộc, trang nghiêm. Hướng chính
của Vạn thường quay về phía nam hoặc đông nam, tức nhìn về hướng biển đông.
Cổng chính dẫn vào Vạn thường chỗ ỏ giữa bức tường thành phía dưới đối diện
khung chính điện, cổng được xây phỏng theo kiểu tam quan ở các đình làng, lối đi
chính ỏ giữa rộng và hai lối phụ ỏ hai bên hẹp hơn. Trên đỉnh nóc cổng thường
trang trí các hình tượng lưỡng long chầu nguyệt, các góc mái điểm xuyến, các phù
điêu cá hóa long phù hợp với tín ngưỡng ngư nghiệp. Từ cổng chính của Vạn vào
khung chính điện là 1 khoảng sân rộng để thực hiện nghi thức mai táng xác cá ông
và thực hiện các nghi thức gắn với tín ngưỡng thờ cúng cá ông và lễ hội cầu ngư
trong năm. ở các đình làng cũng có 1 sân rộng phía trước nhưng không rộng lớn
như các Lăng Vạn, vì nó không có chức năng mai táng xác cá ông như Lăng Vạn.
Qua khỏi cổng chính bước vào sân vạn theo trình tự trên 1 trục thẳng là đến cột
cờ, bức bình phong, mặt chính bình phong nổi bằng vôi, vữa các hình tượng cá ông,
tôm, mực và các loại cá khác đang vùng vẫy (cũng có 1 số vạn không có bức bình
phong). Qua khỏi bức bình phong 1 khoảng là đến nhà võ ca, chính điện và cuối
cùng là gian thờ tiền vãng. Phần lớn có hạng mục kiến trúc chính của vạn như võ
ca, chính điện và tiền vãng được bố trí song hành kiểu chữ tam theo trình tự từ trước
ra sau nối liền nhau là: Võ ca, Chính điện, Tiền vãng như Vạn Thủy Tú, Vạn An
Thạnh....
Trong khuôn viên cCia vạn thường bố trí 1 khu vực vừa đủ rộng để mai táng xác
ông gọi là Ngọc Lân Thánh Điện, thường được bố trí ở về bên tả hoặc bên hữu phía
trước nhà Võ Ca. Phía trước khu mai táng xác ông có xây 1 tiểu am nhỏ gọi là
224